7 món canh dễ nấu tuyệt ngon, mùa hè ăn đến đâu mát ruột đến đó

Những món canh đơn giản, dễ nấu nhưng đem lại hương vị hấp dẫn, trôi cơm cho bữa ăn mùa hè.

CANH MƯỚP

Chuẩn bị:

- 1 quả mướp, một ít tôm tươi, 1 miếng đậu phụ, một ít hành lá

- 1 nửa lòng trắng trứng, nửa thìa tinh bột ngô, một ít rượu nấu ăn

- Muối, hạt tiêu trắng, bột nêm gà vừa đủ

Cách làm:

Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ, rửa sạch. Dùng dao khứa đôi lưng tôm theo chiều dọc để khi nấu, tôm có tạo hình đẹp hơn.

Cho tôm vào bát lớn, thêm một nửa lòng trắng trứng, nửa thìa tinh bột ngô, một ít rượu nấu ăn, trộn đều, ướp trong vài phút.

Mướp gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Đậu phụ thái thành các miếng nhỏ. Hành thái nhỏ.

Cho nước vào nồi, đun sôi, cho tôm vào luộc qua cho đến khi tôm chuyển sang màu hồng đỏ, vớt tôm ra.

Lại cho nước vào một nồi, đổ mướp vào, nấu sôi, sau đó thêm đậu, nấu từ 2-3 phút. Lúc này, cho tôm vào, sau đó thêm 1 thìa muối, một ít hạt tiêu trắng, một ít bột nêm gà, nấu 1-2 phút rồi tắt bếp. Thêm hành lá.

Múc canh mướp ra bát và thưởng thức. Như vậy, nấu mướp với tôm, đậu không chỉ khiến món ăn vừa có vị ngọt thanh, bổ dưỡng lại rất mát, chị em hãy thử nhé!

7 món canh dễ nấu tuyệt ngon, mùa hè ăn đến đâu mát ruột đến đó

CANH NGHÊU NẤU DỨA

Nguyên liệu:

- Nghêu: 1-1,5kg

- Dứa (thơm): 1 trái nhỏ hoặc 1/2 trái lớn

- 1-2 trái cà chua, ngò ôm (rau ngổ), ngò gai (mùi tầu), hành tím (hành củ), me, ớt.

- Dầu ăn, nước mắm, muối, đường phèn.

Cách làm:

Nghêu rửa sạch, cho vào nồi, thêm 1 bát nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, cho xíu muối vào nồi, dùng đũa đảo đều cho nghêu mở miệng.

Tắt bếp, đổ nghêu ra rổ cho nguội, tách lấy ruột nghêu rửa sạch, để riêng. Nước luộc nghêu để lắng, gạn lấy phần nước trong để riêng.

Dứa gọt vỏ, cắt mắt, bổ làm 4. Sau đó, bỏ lõi thái miếng. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Me ngâm với nước sôi khoảng 5 phút cho mềm, sau đó cho qua rây lọc lấy phần thịt me. Ngò ôm, ngò gai bỏ rễ, gốc, rửa sạch, xắt nhỏ. Canh chua kiểu miền Nam thường dùng ngò ôm, ngò gai làm gia vị cho món canh thay vì sử dụng thì là, rau răm như kiểu miền Bắc. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, băm nhỏ. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, xắt lát.

Cho nồi lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng, cho hành tím đã bằm nhỏ ở trên vào phi thơm. Hành thơm vàng, cho thịt nghêu cùng 1/2 thìa nước mắm vào xào sơ. Xúc nghêu ra bát để riêng.

Tiếp đến cho cà chua vào xào kỹ, gạn phần nước luộc nghêu vào nồi, đun sôi. Khi nước sôi, cho từ từ phần thịt me ở trên vào nồi. Sau đó cho tiếp dứa vào, đun sôi trở lại, khi dứa chín cho phần thịt nghêu đã xào ở trên lại nồi, thêm chút đường phèn, 1/2 thìa nước mắm rồi nêm nếm vừa ăn, sao cho có vị chua chua, ngọt thanh.

Nếu bạn chọn dứa chín, ngọt thì có thể không cần cho đường phèn và chú ý lượng gia vị vừa đủ, cẩn thận khéo mặn vì nước luộc nghêu thường đậm đà.

Tắt bếp, cho ngò ôm, ngò gai vào nồi, múc canh ra bát thêm vài lát ớt là được.

Món canh nghêu nấu dứa chua chua, ngòn ngọt, thanh mát này khiến bữa cơm ngày hè thêm hấp dẫn.

7 món canh dễ nấu tuyệt ngon, mùa hè ăn đến đâu mát ruột đến đó

CANH CUA RAU ĐAY

Nguyên liệu:

- 300gr cua đồng

- 1 mớ rau đay

- 1 quả mướp hương

- Gia vị: Bột canh

Cách nấu:

Cua đồng mua về làm sạch, bóc vỏ mai, bỏ phần yếm hoi. Xóc thịt cua với chút muối rồi rửa lại nhiều lần. Dùng tăm nhọn khều lấy phần gạch cua để ra bát con.

Cho cua vào máy xay hoặc giã bằng cối cho nhuyễn. Cho thêm nước vào lọc lấy nước cua. Đặt nồi nước cua lên bếp, thêm một thìa bột canh khuấy nhẹ và đun lửa vừa để cua đóng gạch.

Rau đay nhặt phần ngọn, bỏ lá sâu, mướp gọt vỏ. Rửa sạch để ráo nước. Sau đó thái nhỏ, mướp hương bổ đôi cắt miếng vừa ăn.

Khi canh sôi cho rau đay vào trước rồi đun khoảng 2-3 phút, tiếp đến cho mướp hương vào đun đến khi canh chín. Nêm thêm gia vị vừa miệng. Tắt bếp nêm 2 thìa mì chính (nếu thích) rồi cho canh ra bát.

Mùa hè có bát canh cua rau đay ăn kèm cà pháo muối xổi thì thật là tuyệt.

7 món canh dễ nấu tuyệt ngon, mùa hè ăn đến đâu mát ruột đến đó

CANH RONG BIỂN

Nguyên liệu:

- Sườn non: 500gr

- Rong biển: 200gr

- Hành hoa: 2 nhánh

- Hành khô: 2 củ

- Gừng: 1 nhánh nhỏ

- Gia vị: Bột canh, mì chính.

Cách nấu:

Sơ chế sườn: Sườn non chặt miếng vừa ăn, rồi rửa sạch. Chần sơ sườn non sau đó ướp sườn non với ít hành khô băm nhỏ, 1 thìa bột canh.

Ninh sườn: Cho sườn non vào nồi đổ nước vừa ăn đun nhỏ lửa cho sườn mềm. Nên hầm bằng nồi áp suất để sườn mau chín. Để nồi nước sườn được trong, sau khi hầm chín sườn đổ thêm 1 bát nước lạnh vào đun sôi trở lại.

Sơ chế rong biển: Lá rong biển khô cho ra bát đổ vào ít nước vào ngâm cho rong biển mềm sau đó rửa sạch. Dùng kéo cắt rong biển thành từng miếng nhỏ vừa. Hành hoa rửa sạch thái nhỏ.

Nấu canh sườn rong biển: Khi thấy sườn non đã chín mềm thì mở vung, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, thêm ít gừng thái chỉ rồi thả rong biển vào đun khoảng 2-3 phút, không nên đun quá lâu.

Tắt bếp thêm 1 thìa canh mì chính rồi cho canh sườn non rong biển ra bát.

7 món canh dễ nấu tuyệt ngon, mùa hè ăn đến đâu mát ruột đến đó

CANH CHUA CÁ LÓC

Nguyên liệu:

- 1 con cá lóc khoảng 500g

- 100 lá giang

- 150g cà chua

- Ngò ôm (rau ngổ), ngò gai (mùi tàu), ớt, tỏi

- Nước mắm, muối, dầu ăn, đường phèn, giấm.

Cách làm:

Cá làm sạch, bóp với muối và giấm cho sạch nhớt và khỏi tanh. Rửa lại cho sạch, để ráo, xắt khúc. Ướp cá với 1 thìa nước mắm, để khoảng 10-15 phút cho cá ngấm.

Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, băm nhỏ. Cà chua rửa sạch, bổ múi. Ngò ôm, ngò gai bỏ rễ, gốc, rửa sạch. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, xắt lát.

Lá giang nhặt lấy lá, bỏ cành và những lá già, giập úa. Sau đó rửa sạch, vò giập, cho ra rổ cho ráo nước.

Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho 1 thìa dầu ăn vào. Khi dầu sôi cho tỏi đã bằm nhỏ vào phi thơm. Tỏi thơm vàng, lấy 1/2 chỗ tỏi phi ra bát để riêng. Sau đó cho cá đã ướp ở trên vào chiên sơ để khi nấu cá không bị nát. Đối với món canh chua này, không cần chiên vàng cá mà chỉ đảo 2 mặt sao cho cá săn lại là được. Trong khi chiên cá, bắc 1 nồi nước sôi.

Cá săn, cho ra đĩa để riêng, sau đó cho cà chua vào xào chín.

Khi nước bên nồi sôi, chút phần cà chua đã xào trong chảo vào nồi. Nước sôi trở lại, thêm chút muối và cho cá đã chiên vào nấu chín.

Cá chín, cho lá giang vào, đun sôi, thêm chút đường phèn vào nồi nêm nếm sao cho có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng của canh chua là được. Tắt bếp, cho thêm vào nồi 1/2 thìa nước mắm và ngò gai, ngò ôm xắt nhỏ cho thơm.

Cho canh cá ra tô, thêm vài lát ớt xắt và phần tỏi phi thơm ở trên vào cùng là được.

7 món canh dễ nấu tuyệt ngon, mùa hè ăn đến đâu mát ruột đến đó

CANH NGAO CHUA

Nguyên liệu:

- Ngao: 1 kg

- Cà chua: 200g

- Hành, răm, thì là, ớt, gia vị.

Cách nấu:

Ngao rửa sạch, cho vào nồi nước đặt lên bếp đun sôi để ngao mở miệng.

Nhặt phần ruột ngao vào đĩa, chắt lấy nước để lát nữa nấu.

Hành, thì là, rau răm rửa sạch thái nhỏ.

Cà chua thái miếng cau, cho vào nồi cùng hành củ thái lát và chút dầu ăn rồi cho lên bếp phi thơm, thêm ít bột canh để cà chua nhanh mềm.

Khi cà chua mềm thì cho phần ruột ngao vào đảo đều, để sôi lại 2 phút rồi trút chỗ nước ngao vừa chắt ở trên vào nồi.

Khi nước sôi, thêm nếm gia vị cho vừa miệng, cho vài lát ớt và rau răm, hành, thì là thái nhỏ vào rồi tắt bếp.

Cho canh ngao nấu chua ra bát, ăn nóng với cơm hoặc bún, ăn kèm với rau xà lách rất ngon.

7 món canh dễ nấu tuyệt ngon, mùa hè ăn đến đâu mát ruột đến đó

CANH CUA RAU RÚT

Nguyên liệu:

- Cua đồng: 300g

- Cà chua: 3 quả

- Khoai sọ: 200g

- Rau rút: 1 mớ

- Hành khô: 2-3 củ

- Hành hoa, rau răm

- Gia vị, hạt nêm, bột canh, mì chính

- Rau sống ăn kèm

Cách làm:

Cua đồng mua về rửa sạch, tách mai khều lấy gạch.

Cho cua vào máy xay hoặc cối thêm chút muối hạt giã nhuyễn lọc lấy nước cua. Gạn lại 2-3 lần để nước cua không bị sạn. Cà chua, hành, mùi, khoai sọ gọt vỏ, rau rút nhặt ngọn non rồi rửa sạch. Cà chua bổ múi cau, khoai sọ cắt miếng vừa ăn. Hành, mùi cắt nhỏ.

Phi thơm hành khô với dầu ăn cho cà chua vào xào sơ, thêm phần gạch cua vào xào cùng. Tiếp đến cho khoai sọ vào xào sơ. Nêm 1 thìa bột nêm để cà chua mau mềm.

Rau thơm các loại nhặt rửa sạch ngâm nước muối loãng.

Đặt nồi nước cua lên bếp, thêm 1 thìa bột nêm, ½ thìa bột canh (tùy theo lượng nước bạn cho gia vị vừa miệng). Khuấy đều trước khi đun (Cách này sẽ giúp gạch không bị lắng xuống nồi và đóng gạch rất chắc, nồi nước cua sẽ ngon mắt hơn). Khi nồi nước canh sôi, gạch cua đóng tảng bạn vớt gạch cua ra để riêng. Đổ phần cà chua vừa xào vào đun nhỏ lửa. Khi canh sôi hạ bớt lửa đun liu riu.

Canh cua khoai sọ chín thả rau rút đun thêm 1-2 phút rồi thêm mì chính, hành mùi thái nhỏ.

7 món canh dễ nấu tuyệt ngon, mùa hè ăn đến đâu mát ruột đến đó

Tắt bếp chút canh cua khoai sọ rau rút ra bát ăn kèm với rau sống.

Theo Emdep.vn

Đọc thêm

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...