9 “bảo bối” giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt trong mùa dịch COVID-19

Công việc bận rộn, lo lắng căng thẳng khiến nhiều người ăn qua loa cho xong bữa, ăn thức ăn nhanh. Trong khi đó hiện nay mùa hè nắng nóng, dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp thì việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng là vô cùng quan trọng.

Các chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho các phản ứng sinh hóa quan trọng bên trong cơ thể để đảm bảo có một sức khỏe toàn diện. Bất kỳ ở độ tuổi nào, nam hay nữ cũng đều cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như protein, tinh bột, chất béo; các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) và nước mỗi ngày.

Chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể. Nhưng làm thế nào để có một bữa ăn đa dạng thì không phải ai cũng biết.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh quyết định không nhỏ đến sự hấp thu dinh dưỡng nói chung hay vi chất dinh dưỡng nói riêng từ thực phẩm hàng ngày.

Dưới đây là những thực phẩm dễ hấp thu tốt hệ tiêu hóa cần thường xuyên đưa vào khẩu phần bữa ăn hàng ngày nhất là vào mùa nắng nóng, dịch bệnh COVID-19 như hiện nay.

Chuối

Chuối là một trong những loại hoa quả được nhiều người ưa chuộng. Nhờ có hàm lượng vitamin C cao, chuối có thể cung cấp khoảng 15% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Hơn nữa, trung bình một quả chuối có thể cung cấp khoảng 422mg kali, tương đương với 9% hàm lượng kali cần thiết của cơ thể mỗi ngày.

Đây là loại quả giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu, chứa nhiều chất xơ giúp chống táo bón đồng thời hỗ trợ tiêu hóa. Do vậy, nên ăn chuối chín để vừa bổ sung chất dinh dưỡng vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Táo và cam

Hai loại trái cây này khi ăn cả vỏ đều rất tốt cho cơ thể. Vỏ táo có chứa chất chống oxy hóa, quercetin, có tác dụng kỳ diệu đối với tim và não. Vỏ cam có các hợp chất gọi là flavon, giúp giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch.

Táo mang lại rất nhiều lợi ích dinh dưỡng cho sức khoẻ con người bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Một số tác dụng của loại quả này đã được chứng minh như : Cải thiện tiêu hoá thông qua hàm lượng chất xơ. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chất pectin trong táo giúp đào thải cholesterol làm ổn định huyết áp.

Đu đủ

Đu đủ là một trong những loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, an lành cho sức khỏe. Chúng có một loại enzyme tiêu hóa tên là papain. Khi được dung nạp vào cơ thể, papain hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách giúp phá vỡ các sợi protein để dưỡng chất này dễ được hấp thu hơn. Papain cũng có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như táo bón, đầy hơi…

Quả bơ chứa một hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào, giúp ngăn ngừa táo bón và cho bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Trong quả bơ còn có chất béo không bão hòa đơn hỗ trợ duy trì sức khỏe cho hệ tiêu hóa đồng thời chuyển hóa chất beta-carotene thành vitamin A. Ngoài ra, ăn nhiều bơ còn giúp phát triển lớp màng nhầy lành mạnh trong đường ruột của bé. Các mẹ có thể xay sinh tố bơ cho bé uống hoặc dùng bơ trong chế độ ăn dặm cho trẻ đều rất tốt cho sức khỏe và dễ tiêu hóa.

Thịt gà

Thịt gà là nguồn đạm động vật có chất lượng cao. Ngoài đạm, thịt gà lại ít chất béo. Trong chất béo của gà thì hàm lượng Omega 3 lại cao và không chứa transfast (chất làm tăng LDL và giảm HDL). Thịt gà chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng can xi, phospho, sắt. Do đó nó có tác dụng hỗ trợ cơ thể chống ung thư và bổ dưỡng.

Thịt gà cung cấp lượng lớn protein, đây là nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não của con người. Thiếu hụt protein dẫn đến hàng loạt các tác động nguy hiểm như suy dinh dưỡng, cơ thể tăng trưởng chậm chạp, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến chúng ta mệt mỏi trong việc lao động, học tập hàng ngày. Vì vậy nguồn dinh dưỡng trong thịt gà hay nhiều loại thịt khác… sẽ bổ sung protein cho cơ thể, tránh tình trạng bị thiếu hụt. Trong thịt gà có chất béo bão hào thấp giúp bé dễ tiêu cùng những enzyme làm dịu dạ dày một cách hiệu quả. Do đó, nên thường xuyên thêm thịt gà vào khẩu phần ăn hằng.

Trứng

Trứng là loại thực phẩm rất phổ biến vì bổ dưỡng, hợp với mọi giới, mọi lứa tuổi. Trứng là loại thực phẩm giàu protein, vitamin và các chất khoáng tốt cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của trứng so với sữa là 84,5%, so với cá là 76% và với thịt bò là 74%. Theo nghiên cứu, các thành phần dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng. Lòng trắng có chứa chủ yếu là nước, ngoài ra còn có khoảng 10% là đạm và chất khoáng.

Trứng gà còn có chứa chất béo lecithin là nguồn chất béo tham gia vào thành phần tế bào và dịch thể của các tổ chức, đặc biệt là não bộ. Ngoài ra chất này còn điều hòa lượng Cholesterol có trong máu, hạn chế quá trình tổng hợp cũng như bài tiết Cholesterol ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, lòng đỏ còn chứa các vitamin và chất khoáng như B1, B6, A, D, K và kẽm, đồng, mangan, iod,…

Với nguồn dưỡng chất đa dạng như trên có thể thấy là một loại thực phẩm cần thiết và cân đối dinh dưỡng cho cơ thể, phù hợp với nhiều đối tượng cả trẻ em và người già.

Từ nguồn protein trong trứng sẽ cung cấp Calo, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ăn trứng vào buổi sáng sẽ giúp bạn có đầy đủ nguồn năng lượng cho một ngày làm việc. Cơ thể tràn đầy năng lượng và được cung cấp nhiều dưỡng chất sẽ đảm bảo một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Hành tỏi

Việc đập và băm nhỏ hành tây và tỏi sẽ giải phóng alliinase, một loại enzyme giúp tạo ra chất dinh dưỡng gọi là allicin. Allicin, khi ăn, giúp tạo ra các hợp chất khác bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tật. Ngoài ra, cả hành và tỏi đều chứa lưu huỳnh, hợp chất tốt với các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm, như gà tây, thịt bò và gan.

Ngũ cốc và đậu

Các hợp chất xuất hiện tự nhiên trong ngũ cốc và đậu có thể khiến cơ thể khó tiêu hóa. Khi ngâm đậu và ngũ cốc, sẽ làm giảm lượng hợp chất này, làm cho các khoáng chất bên trong dễ dàng tiêu hóa hơn. Nó cũng giúp hấp thụ tốt hơn các khoáng chất như sắt, canxi và kẽm, được giải phóng khi ngâm nước ấm.

Rau củ xanh lá

Tất cả các loại trái cây và rau củ màu xanh lá cây nên được ăn sống. Bắp cải, rau mầm, bông cải xanh, bơ, rau bina và tất cả các loại rau xanh khác đều chứa các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Nếu nấu rau không đúng cách, ở nhiệt độ cao sẽ làm hỏng vitamin C, folate và vitamin B1 và B5, vì vậy không thể ăn sống, hãy hấp hoặc luộc chín vừa đủ giúp giữ được các vitamin có trong thực phẩm.

Theo BS Nguyễn Kim/SK&ĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói