Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh tiến gần hơn tới mục tiêu ngân hàng số

(Baohatinh.vn) - Việc hỗ trợ chi trả lương hưu, chế độ bảo trợ xã hội qua tài khoản giúp Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh tiến gần hơn tới mục tiêu ngân hàng số.

1.jpg
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh ra quân về cơ sở hướng dẫn làm hồ sơ mở thẻ cho khách hàng.

Bà Nguyễn Thị Lan (SN 1952), trú tại xã Thuần Thiện, Can Lộc) vừa được nhận tháng lương hưu đầu tiên qua tài khoản ngân hàng Agribank. Nếu như trước đây, hằng tháng bà phải lên UBND xã để nhận lương thì nay, đến ngày là toàn bộ số tiền được chuyển thẳng về tài khoản ngân hàng.

Bà Lan phấn khởi: “Được sự hỗ trợ của Bảo hiểm xã hội huyện Can Lộc và Agribank Chi nhánh huyện Can Lộc, tôi đã đăng ký sử dụng thẻ ngân hàng và nhận lương qua tài khoản. Dịch vụ này rất tiện ích, cứ đến tháng là sẽ có tin nhắn thông báo tiền lương, giúp tôi tiết kiệm thời gian đi lại. Hiện nay, tôi cũng đã học thao tác trên điện thoại thông minh và đã bắt đầu sử dụng dịch vụ chi trả tiền điện, nước, mua sắm một số hàng hóa qua thẻ ngân hàng".

Tháng 5 này, ông Lương Hữu Bát (68 tuổi), trú tại thôn Phú Thọ, xã Tùng Lộc (Can Lộc) cũng đã nhận số tiền trợ cấp xã hội cho cháu nội qua tài khoản ngân hàng.

Ông Bát chia sẻ: “Tôi có cháu nội bị khuyết tật, suy giảm trí tuệ, được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng. Trước đây, tôi phải lên bưu điện để nhận tiền cho cháu, hiện nay được sự hỗ trợ của Agribank Chi nhánh Can Lộc, số tiền trợ cấp hằng tháng của cháu đã được chuyển thẳng về tài khoản ngân hàng của tôi. Tuổi đã cao, sử dụng công nghệ kém, song được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ ngân hàng, giờ đây tôi đã thành thạo các thao thác rút tiền, chuyển khoản, góp phần hỗ trợ cuộc sống cho ông cháu”.

2.jpg
Nhân viên Agribank Chi nhánh huyện Can Lộc hướng dẫn ông Lương Hữu Bát sử dụng các dịch vụ ngân hàng qua thẻ.

Bà Lan, ông Bát là 2 trong gần 1.300 khách hàng vừa được Agribank Chi nhánh huyện Can Lộc - Hà Tĩnh mở tài khoản và chi trả lương/chế độ qua thẻ trong đợt này.

Bà Trần Thị Thanh Tâm – Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Can Lộc cho biết: “Thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06), Agribank Chi nhánh huyện Can Lộc đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đối tượng hưu trí, bảo trợ xã hội sử dụng dịch vụ nhận lương/chế độ bảo trợ xã hội qua tài khoản ngân hàng. Chúng tôi đã mở đợt cao điểm, cử cán bộ xuống tận từng thôn, xóm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để truyền thông về những tiện ích của việc chi trả lương/chế độ qua tài khoản ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo rà soát, trong số 4.400 đối tượng hưu trí/bảo trợ xã hội trên địa bàn chưa mở tài khoản ngân hàng, trong tháng 5 này, Agribank Chi nhánh huyện Can Lộc đã hỗ trợ mở tài khoản, chi trả lương hưu/chế độ qua tài khoản cho gần 1.300 đối tượng. Lũy kế đến nay, chi nhánh đã chi trả lương qua tài khoản cho hơn 2.000 cán bộ hưu trí, chi trả chế hộ cho gần 1.400 đối tượng bảo trợ xã hội và trở thành ngân hàng có thị phần chi trả qua tài khoản cho hưu trí, các đối tượng bảo trợ xã hội lớn nhất tại huyện Can Lộc”.

Thời gian qua, Agribank Chi nhánh huyện Nghi Xuân cũng đồng bộ triển khai các giải pháp nhằm “phủ sóng” tỷ lệ hưu trí, các đối tượng bảo trợ xã hội nhận lương hưu/chế độ qua tài khoản ngân hàng.

3.jpg
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh bố trí quầy ưu tiên để đón tiếp, hướng dẫn người nhận lương hưu, chế độ bảo trợ xã hội trong việc mở thẻ, sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Theo ông Bùi Quang Thái - Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Nghi Xuân: “Đơn vị đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan ra quân tuyên truyền, vận động các đối tượng mở tài khoản, nhận lương và chế độ qua thẻ. Đây là những người tuổi cao, hạn chế về công nghệ thông tin nên cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng đã phải nỗ lực hỗ trợ rất lớn. Với sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình đó, người dân đã hiểu những tiện ích của hình thức chi trả online và đồng tình hưởng ứng. Đến nay, chi nhánh đang chi trả lương cho gần 5.700 hưu trí và các đối tượng bảo trợ xã hội qua tài khoản ngân hàng”.

Hiện nay, tất cả chi nhánh trực thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đều đang tập trung phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, Bảo hiểm xã hội, công an… để hỗ trợ người dân, thực hiện việc chi trả lương hưu, chế độ bảo trợ xã hội qua tài khoản ngân hàng. Tại phòng giao dịch, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đều bố trí quầy ưu tiên để đón tiếp, hướng dẫn các đối tượng này trong việc mở thẻ, sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, cán bộ, nhân viên Agribank còn tăng cường về cơ sở, làm thêm giờ để đẩy nhanh tiến độ thủ tục, hồ sơ mở thẻ cho khách hàng.

Ông Võ Huy – Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh thông tin: “Với sự vào cuộc quyết liệt, đến nay, chi nhánh đang hỗ trợ chi trả lương hưu, chế độ bảo trợ xã hội qua tài khoản cho gần 15.300 khách hàng. Việc chi trả này đã tạo tiện ích cho khách hàng, giúp khách hàng không mất thời gian đi lại, được nhận lương/chế độ sớm hơn so với bình thường và hưởng nhiều ưu đãi khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đối với ngân hàng, việc gia tăng khách hàng nhận lương/chế độ qua thẻ là cơ sở để gia tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng ngân hàng số theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.