Ám ảnh nhạc… đám tang!

(Baohatinh.vn) - Đành rằng “nghĩa tử là nghĩa tận”, khi một gia đình có tang thì làng xóm chung tay góp sức cho chu toàn, bỏ qua những sai sót, bất tiện trong lúc "tang gia bối rối". Song, chuyện âm thanh trong đám tang đến mức ám ảnh cũng cần suy nghĩ.

Mùa đông năm nay khắc nghiệt quá! Phải chăng, điều này làm nhiều người già yếu qua đời nhiều hơn. Ấy thế nên, nhạc đám tang càng trở nên ám ảnh với nhiều khu dân cư.

Ám ảnh nhạc… đám tang!

Ảnh minh họa từ internet.

Hiện nay, nhiều hủ tục tập quán cũ trong đám tang đã được thay đổi rõ rệt như: rải vàng mã trên đường đưa tang; ăn uống hạn chế; rượu ít, không thuốc lá; ít vòng hoa, bức trướng hơn…

Theo quy định, trong đám tang chỉ được sử dụng nhạc tang âm lượng nhỏ, không mở trước 6 giờ sáng và không kéo dài sau 22 giờ đêm. Vậy nhưng, âm thanh của nhạc đám tang, giới thiệu phúng viếng qua hệ thống loa công suất lớn vẫn diễn ra khá phổ biến làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của Nhân dân, hoạt động các công sở, trường học…

Những âm thanh ấy liên tục được bật ra với công suất khá lớn vô hình tạo không khí tang thương trong cộng đồng, ảnh hưởng đến văn minh đô thị… Đặc biệt, những lời hát mẫu tử tình thâm ám ảnh đến nhiều lứa tuổi, nhất là nhóm người già, sức yếu, bệnh tật… làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm lý.

Thành phố Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp, nhiều quy định và cũng đã giao trách nhiệm thường xuyên cho cấp ủy, chính quyền các địa phương về việc hạn chế âm thanh trong đám tang nhưng ở các địa phương vẫn ít nhiều tồn tại thực trạng này.

Đành rằng sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên; hệ thống quy định của Nhà nước, hương ước, quy ước từ cấp cơ sở trở lên đã đầy đủ trong việc tổ chức tang lễ; các tập tục xưa cũ cũng dần được thay đổi để phù hợp, thế nhưng, tiếng nhạc đám tang vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Mong rằng, ngay từ gia đình, họ hàng, hàng xóm, tổ liên gia, liên đoàn cán bộ cơ sở và những người có liên quan như: ban tổ chức lễ tang, người xướng lễ, thầy cúng… phải là những người quán triệt, đồng thuận đầu tiên trong việc thực hiện các quy định liên quan để hạn chế tình trạng này.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong quản lý việc cưới, tang; nêu cao tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong thực hiện để Nhân dân noi theo; lồng ghép nội dung tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào sinh hoạt thôn, xóm, tổ dân phố; thẳng thắn nhắc nhở, chấn chỉnh sai phạm, tổ chức thực hiện ký cam kết tại khu dân cư... để hạn chế những ám ảnh về nhạc đám tang, góp phần xây dựng đô thị ngày càng văn minh.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Mòn mỏi chờ đường đi

Mòn mỏi chờ đường đi

Đường cũ bị thu hồi để thi công cao tốc Bắc - Nam, đường hoàn trả chưa hoàn thành, khiến người dân xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn khi vào khu sản xuất.
Dự án dở dang, chợ Huyện nhếch nhác

Dự án dở dang, chợ Huyện nhếch nhác

Không kịp thời được đầu tư, nâng cấp hạ tầng sau khi thực hiện chủ trương chuyển đổi khiến chợ Huyện (xã Bình An, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) ngày càng xuống cấp, nhếch nhác.
Lộn xộn dừng, đỗ xe trong ngõ nhỏ

Lộn xộn dừng, đỗ xe trong ngõ nhỏ

Thời gian gần đây, tình trạng dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, lấn chiếm lòng, lề đường ở TP Hà Tĩnh tiếp tục tái diễn, nhất là ở tuyến ngõ.
Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Cảnh báo tai nạn thương tích của trẻ trong dịp hè

Cảnh báo tai nạn thương tích của trẻ trong dịp hè

Nghỉ hè là dịp trẻ dành nhiều thời gian vui chơi tại nhà hoặc ở khu vực công cộng. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn thương tích với trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. 
Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
 “Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

“Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.