Y tế

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo
Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Bằng trái tim ấm áp và cách làm khéo léo, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại bệnh viện đa khoa tuyến đầu của tỉnh đang ngày ngày bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn. Vất vả, gian lao nhiều khi không đong đếm được nhưng họ luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được tiếp sức cho những người bệnh nghèo vượt qua gian khó.

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo
Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Hơn 5 năm nay, anh Trần Văn Nhật (SN 1989, xã Phú Gia, Hương Khê) đã trở thành người quen của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. 3 lần/tuần, anh Nhật chạy thận nhân tạo nên phải cùng mẹ thuê trọ ở TP Hà Tĩnh. Bệnh tật khiến gia đình anh đã nghèo nay càng thêm khốn khó. Nhiều năm nay, Phòng Công tác xã hội (CTXH) Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kêu gọi hỗ trợ chi phí điều trị, suất ăn, đồng hành cùng anh trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.

Gặp chúng tôi khi đang chuẩn bị cho đợt chạy thận mới, anh Nhật xúc động chia sẻ: “Không chỉ hỗ trợ về vật chất, mỗi đợt tôi chạy thận, các y, bác sỹ và nhân viên Phòng CTXH đều đến động viên, hỏi thăm sức khỏe. Nếu không có tình yêu thương, sự cưu mang đó thì có lẽ tôi không đủ kiên trì và nghị lực để theo đuổi hành trình khó khăn này ngần ấy năm trời”.

...

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Phòng Công tác xã hội luôn đồng hành, động viên khích lệ bệnh nhân Trần Văn Nhật (xã Phú Gia, Hương Khê).

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Anh Nhật là một trong hàng nghìn bệnh nhân đã được Phòng CTXH Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện nhiều năm qua. Hoạt động thiện nguyện hỗ trợ những bệnh nhân như anh Nhật đã được bệnh viện manh nha từ rất sớm, đến năm 2016, khi lượng bệnh nhân nặng ngày một tăng cao, những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ nhiều, bệnh viện đã lập Tổ CTXH (thuộc Phòng Quản lý chất lượng) và năm 2019, Phòng CTXH chính thức được thành lập. Từ đây, đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong hoạt động từ thiện nhân đạo, đồng hành, sẻ chia cùng người bệnh.

Là người đầu tiên phụ trách CTXH, thiện nguyện tại bệnh viện tuyến đầu của tỉnh từ năm 2011, hơn ai hết, chị Nguyễn Thị Như Trang - Trưởng phòng CTXH hiểu rõ sự khó khăn, nỗi đau về thể xác và tinh thần mà bệnh nhân nghèo phải gánh chịu trong những chuyến điều trị. Chị Trang chia sẻ: “Mỗi bệnh nhân chúng tôi tìm đến là một hoàn cảnh, một số phận nhưng đều có chung nỗi đau bệnh tật dày vò, kiệt quệ về kinh tế và tinh thần. Thấu hiểu được điều đó, tôi và các đồng nghiệp đã nỗ lực hết sức để kết nối nguồn lực, hỗ trợ bệnh nhân nhiều nhất có thể”.

...

Trong những cuộc đồng hành ấy, bệnh nhân khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo là những người khiến mỗi cán bộ, nhân viên làm CTXH trăn trở nhiều nhất. Đã nhiều năm trôi qua nhưng chị Phan Thị Hiếu - Phó Trưởng phòng CTXH không thể quên hoàn cảnh đáng thương của một chàng trai trẻ mắc bệnh ung thư. Chàng trai chưa lập gia đình, bố mẹ đều đã mất, chỉ còn lại người thân duy nhất là anh trai với gia cảnh nghèo khó.

“Chúng tôi đã rơi nước mắt khi nhìn em ấy chống chọi với từng cơn đau trên giường bệnh trong nỗi cô đơn, nghèo khổ. Ngoài những suất ăn miễn phí, những lời động viên hằng ngày, anh chị em trong phòng đã vận dụng hết các mối quan hệ để kết nối nhà hảo tâm, liên hệ các cơ quan truyền thông nhờ viết tin bài kêu gọi ủng hộ. Trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã huy động đủ chi phí để em ấy phẫu thuật, điều trị, tuy nhiên, bệnh tình đã vào giai đoạn cuối. Dẫu đã cố gắng hết mình nhưng chúng tôi đành phải chấp nhận nỗi xót xa, tiếc nuối cho một phận đời còn quá trẻ” - chị Hiếu xúc động kể.

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Những suất cơm, bát cháo đong đầy tình cảm của các nhà hảo tâm do Phòng CTXH kết nối làm ấm lòng bệnh nhân nghèo.

Với tinh thần trách nhiệm, sự thấu hiểu, đồng cảm, trăn trở với từng số phận người bệnh, mỗi năm, Phòng CTXH cố gắng kết nối khoảng 7.000 suất ăn miễn phí; hỗ trợ chi phí điều trị, phẫu thuật, trao tặng các vật dụng cho hàng nghìn lượt bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức các chương trình thiện nguyện dịp lễ, tết... Chỉ tính riêng trong năm 2021 và 2022, tổng kinh phí kêu gọi hỗ trợ cho người bệnh từ các tổ chức, nhà hảo tâm là trên 3,2 tỷ đồng.

Ông Tôn Đức Quý - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: “Việc huy động nguồn lực cho bệnh nhân nghèo tại bệnh viện có những thời điểm khá khó khăn nhưng đội ngũ nhân viên CTXH nói riêng, tập thể cán bộ, nhân viên bệnh viện nói chung luôn coi đó là trách nhiệm, là y đức và nỗ lực hết mình. Sự hỗ trợ, đồng hành của cộng đồng xã hội đã góp phần giúp bệnh nhân nghèo có thêm nguồn lực, sự động viên để chiến đấu với bệnh tật”.

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Phòng CTXH nhận được nhiều bức thư tay cảm ơn của người bệnh, người nhà người bệnh.

Đồng hành cùng người bệnh dù nhiều khó khăn, vất vả nhưng cũng có những phút ấm lòng khi những người làm công tác CTXH nhận lại tình cảm ấm áp từ bệnh nhân và người nhà. Những món quà quê bình dị, những bức thư tay với tất cả lời lẽ chân thành, ấm áp được đều đặn gửi đến các y, bác sỹ, nhân viên của bệnh viện nói chung, Phòng CTXH nói riêng.

Chị Như Trang chia sẻ: “Tôi đã rất xúc động khi cầm trên tay lá thư của một người nhà bệnh nhân nhỏ tuổi từ Hương Khê gửi đến. Đó là bệnh nhân có hoàn cảnh éo le chúng tôi kêu gọi hỗ trợ được 40 triệu đồng trong quá trình điều trị. Điều đặc biệt là chủ nhân bức thư đó không biết chữ, họ phải đọc nội dung nhờ hàng xóm viết hộ. Những lời chia sẻ, cảm ơn rất mộc mạc, chân thành khiến chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục nỗ lực đồng hành cùng bệnh nhân nghèo”.

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Sau nhiều năm triển khai, hoạt động CTXH tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh giờ đây đã trở nên chuyên nghiệp, bài bản với 5 cán bộ, nhân viên được tuyển chọn, đào tạo chuyên ngành, thường xuyên tham gia các khóa ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng CTXH tại các trường đại học, bệnh viện lớn. Nhiệm vụ chính của họ là kết nối với các khoa, phòng để kịp thời nắm bắt, xác minh thông tin bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn; kêu gọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm để có kinh phí hỗ trợ bệnh nhân. Nghe qua thì tưởng chừng đơn giản nhưng ít ai hiểu rằng, để gắn bó được với công việc này, ngoài kiến thức về ngành y, kỹ năng hoạt động CTXH thì đòi hỏi phải có sự bền bỉ, linh hoạt.

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Chị Phan Uyên Chi – người trẻ nhất trong Phòng CTXH tích cực tham gia chia sẻ, hỗ trợ người bệnh.

Gia nhập Phòng CTXH khi vừa mới thành lập, Phan Uyên Chi (SN 1992) là người trẻ nhất trực tiếp tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo tại bệnh viện - một lĩnh vực đòi hỏi ít nhiều sự trải nghiệm. Tuổi đời còn khá trẻ nhưng Uyên Chi lại rất nhiệt tình, tâm huyết và có sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc với bệnh nhân nghèo.

Uyên Chi chia sẻ: “Bố mẹ và chồng tôi đều là bác sỹ. Dù không trực tiếp hành nghề y cứu người nhưng tôi cũng thường xuyên gần gũi, lắng nghe tâm tư, đồng hành chia sẻ khó khăn với người bệnh. Đó cũng là cách tôi đang thực hiện những giá trị về y đức của một nhân viên y tế”.

Đã không ít lần Uyên Chi và các đồng nghiệp của mình lặng lẽ bỏ tiền túi và vận động người thân ủng hộ để có thêm chi phí điều trị, thuê xe cho những trường hợp bệnh nhân nghèo cấp cứu, chuyển viện khẩn cấp mà các khoa, phòng chưa kịp kết nối nguồn tiền ủng hộ. Để tăng cường hiệu quả hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt, Uyên Chi cũng thường xuyên kết nối với Trung tâm CTXH - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật Hà Tĩnh (thuộc Sở LĐ-TB&XH) để hỗ trợ các trường hợp yếu thế là người già, trẻ em, phụ nữ bị bạo hành, xâm hại tình dục đang được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.

...

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Kết nối với các nhà hảo tâm trao tặng sách cho các bệnh nhân nhi điều trị tại bệnh viện.

Công tác kết nối các nhà tài trợ, các mạnh thường quân được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Phòng CTXH. Từ việc vận dụng những mối quan hệ quen biết ban đầu, trong suốt quá trình hoạt động, phòng đã xây dựng cho mình một “mạng lưới” các nhà tài trợ thân thiết, tiềm năng với hàng trăm cá nhân, đơn vị cùng đồng hành trong công tác thiện nguyện.

Chị Nguyễn Thị Như Trang cho biết: “Kết quả này là cả một quá trình kết nối kiên trì, bền bỉ và vô cùng linh hoạt. Có những đơn vị tài trợ ban đầu rất khó tiếp cận, không mấy quan tâm đến hoạt động thiện nguyện tại bệnh viện, chúng tôi đã phải tìm hiểu kỹ càng, kiên trì, khéo léo thuyết phục họ. Bằng câu chuyện người thật, việc thật về những hoàn cảnh éo le, những mảnh đời bất hạnh cần sự sẻ chia, chúng tôi đã làm lay động trái tim họ. Và giờ đây, chính những đơn vị đó lại trở thành “đối tác” thân thiết, đồng hành bất cứ lúc nào chúng tôi cần”.

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Trao các suất quà hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo điều trị tại bệnh viện.

Chính sự trách nhiệm, nhiệt huyết, tình yêu thương của những người làm CTXH ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh dành cho bệnh nhân đã tạo niềm tin cho các nhà hảo tâm, lan tỏa hành trình thiện nguyện. Anh Nguyễn Mạnh Hải - Giám đốc Công ty CP Đào tạo và Cung ứng nhân lực Thành Sen (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Đã nhiều lần phối hợp cùng Phòng CTXH tổ chức trao suất ăn miễn phí, trao quà cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tôi nhận thấy cách thức tổ chức của họ khá hợp lý, tạo điều kiện tối đa cho bệnh nhân, người nhà được tham gia. Từ những chương trình được tổ chức hiệu quả, thiết thực, chúng tôi thấy việc làm của mình thêm phần ý nghĩa và sẽ cố gắng để tổ chức thêm nhiều hoạt động hỗ trợ bệnh nhân nghèo”.

Ấm lòng cùng blouse trắng: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

Công ty CP Đào tạo và Cung ứng nhân lực Thành Sen tổ chức “Bếp ăn tình thương” tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh (ảnh trên). Trao tiền hỗ trợ của các nhà hảo tâm cho bệnh nhân Võ Văn Đức huyện Hương Khê (ảnh dưới).

Những người làm CTXH tại bệnh viện dù không trực tiếp chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân nhưng lại là người đồng hành thân thiết, tin cậy nhất của những bệnh nhân nghèo. Công việc vất vả và không mang lại cho họ nhiều giá trị về vật chất nhưng có lẽ điều lớn nhất mà họ nhận được là sự an yên trong tâm hồn, sống biết sẻ chia. Bằng trái tim ấm nóng, họ vẫn miệt mài kết nối những nhịp cầu yêu thương đến với bệnh nhân nghèo. “Chúng tôi tự hào vì giúp được nhiều mảnh đời bất hạnh vơi đi khó khăn, góp phần cùng đồng nghiệp làm tròn sứ mệnh chăm sóc sức khỏe Nhân dân, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “lương y như từ mẫu” - Trưởng phòng CTXH Nguyễn Thị Như Trang tâm sự.

THIẾT KẾ: HUY TÙNG

(CÒN NỮA)

>> Bài 1: Mở đường ứng dụng kỹ thuật khó, tìm cơ hội sống cho người bệnh

>> Bài 2: Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

>> Bài 3: Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

>> Bài 4: Bắc nhịp cầu yêu thương tới bệnh nhân nghèo

>> Bài 5: Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

>> Bài cuối: Hành trình của những giọt máu cứu người

Chủ đề Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.