Ấn Độ, Nhật Bản, Đức và Brazil kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

Ngày 26/9, bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), nguyên thủ 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản, Đức và Brazil đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh, trong đó 4 nhà lãnh đạo khẳng định sự cần thiết phải cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc theo hướng mở rộng thành phần ủy viên thường trực.

Ấn Độ, Nhật Bản, Đức và Brazil kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ ảnh 1

Một phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Ảnh: Lê Dương/TTXVN)

Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nhấn mạnh tới vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để tạo ra một cơ cấu mang tính đại diện lớn hơn và hiệu quả hơn, cho phép phản ứng tốt hơn với những cuộc khủng hoảng và xung đột toàn cầu.

Tuyên bố chung nêu rõ nhóm 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản, Đức và Brazil là những "ứng cử viên hợp pháp" để trở thành ủy viên thường trực tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Bốn nước sẽ thực thi mọi biện pháp để đạt được kết quả cụ thể đối với đề xuất trên ngay tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 70 này.

Trước đó, 4 cường quốc trên đều đã nhiều lần đề cập tới vấn đề mở rộng thành phần Hội đồng Bảo an cũng như việc trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, trong bối cảnh tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập 70 năm trước.

Cho tới nay, tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vẫn chỉ có 5 ủy viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Theo TTXVN

Chủ đề Hội nhập Quốc tế

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.