Bàn giao đất trước, nhận đền bù sau - Chuyện “lạ” ở Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Để dự án nâng cấp, mở rộng QL 1A đoạn qua Thạch Hà được triển khai kịp tiến độ, mặc dù “tấc đất, tấc vàng” nhưng người dân nơi đây đã tự nguyện bàn giao đất trước, nhận tiền đền bù sau.

“Chuyện hy hữu trong giải phóng mặt bằng”

Đó là lời khẳng định của Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương. Bởi lẽ, dù huyện chưa hoàn thành công tác đền bù nhưng các hộ dân tại thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Long đã đồng tình, tự nguyện ký vào biên bản bàn giao mặt bằng “sạch” để triển khai dự án!

Dự án nâng cấp, mở rộng QL 1A đoạn qua Thạch Hà có chiều dài toàn tuyến là 3,529 km. Quá trình triển khai thi công có tất cả 225 hộ dân chịu ảnh hưởng. Trong đó có 93 hộ thuộc diện được bồi thường về đất và tài sản.

ban giao dat truoc nhan den bu sau chuyen la o thach ha

Người dân đồng thuận, dự án được triển khai đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu.

Cẩn trọng buộc tấm bạt che phủ, ông Nguyễn Đình Tứ (thị trấn Thạch Hà) vui vẻ tiếp chuyện: “Đây là cách để các hộ dân hai bên quốc lộ như chúng tôi chống chọi với bụi, cát kể từ khi mở rộng đường. Mình chịu khổ đợt này nhưng đổi lại, khi dự án hoàn thành, sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho bà con. Phố đẹp, đường đẹp, việc giao thương mua bán, đi lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chủ trương có lợi cho dân, giúp huyện phát triển kinh tế, chúng tôi luôn sẵn sàng”. Ông Tứ cũng là hộ dân có nhiều diện tích đất bàn giao nhất với 197 m2.

Cách nhà ông Tứ không xa là nơi gia đình ông Nguyễn Hữu Liên đang sinh sống. “Ở bên quốc lộ, tôi hiểu rõ hơn ai hết sự nguy hiểm khi đường hẹp, trong khi lưu lượng xe qua lại ngày càng đông. Không biết đã bao đêm các con tôi giật mình tỉnh giấc bởi tiếng còi, tiếng phanh gấp của các phương tiện qua lại” - ông Liên cho biết. Bởi vậy, khi QL 1A được mở rộng, gia đình ông đã tình nguyện hiến 196 m2 đất nằm trong dự án để việc thi công được thuận lợi.

Chủ tịch UBND thị trấn Thạch Hà Nguyễn Trọng Thành nhận định: “Hiện số hộ SXKD hai bên QL 1A chiếm đến 70% số hộ SXKD trên toàn thị trấn. Mặc dù huyện chưa hoàn tất công tác đền bù nhưng phần lớn các hộ dân đều tin tưởng bàn giao đất. Họ nhận thức được rằng, khi dự án hoàn thiện, không chỉ đảm bảo về mặt mỹ quan đô thị mà còn góp phần nâng cao văn hóa tham gia giao thông của người dân. Đặc biệt, với các hộ kinh doanh dọc tuyến, đây sẽ là cơ hội để họ có điều kiện mở rộng sản xuất, buôn bán, từ đó, đảm bảo ổn định cuộc sống”.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Quốc lộ 1A được mở rộng thêm 28m (mỗi bên 14m). Giá đất đền bù cho mỗi hộ tại thị trấn là 7.140.000 đồng/m2 và tại xã Thạch Long ở mức 3.880.000 đồng/m2. Theo cam kết, UBND huyện Thạch Hà sẽ hoàn tất bồi thường cho 93 hộ dân vào ngày 15/5. Đến ngày 12/5, quá trình bồi thường đã cơ bản hoàn thành.

Mở đường gắn với quyền lợi của từng hộ dân. Nói vậy nhưng để người dân tự nguyện hiến đất không hề dễ dàng. Trước khi bắt tay triển khai dự án, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền, vận động, họp dân và công khai kinh phí thực hiện dự án, các phương án bồi thường… theo phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và giám sát nên tất cả đều đồng lòng, nhất trí cao. Đồng thời, ban quản lý dự án, hội đồng bồi thường GPMB cũng đến làm việc, thuyết phục từng hộ.

Lãnh đạo thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Long đã chủ động phân công cán bộ thường xuyên bám sát địa bàn để triển khai công tác GPMB quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất. “Ngoài việc “gõ cửa” từng gia đình để tuyên truyền, chúng tôi cũng xem xét, đề nghị giảm thuế cho các hộ kinh doanh hai bên tuyến trong thời gian này nhằm tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, buôn bán” - Chủ tịch UBND thị trấn Thạch Hà Nguyễn Trọng Thành cho biết thêm.

Đối với một số vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án, các cấp chính quyền thành lập đoàn kiểm tra cụ thể, xác định nguyên nhân và có giải pháp kịp thời tháo gỡ.

“Quy trình thực hiện việc đền bù GPMB phải được công khai, dân chủ, minh bạch để bà con thuộc diện bị ảnh hưởng cùng được nghe, được bàn. Đối với mỗi chính sách, sau khi kiểm đếm, áp giá trước khi phê duyệt phải niêm yết công khai tại khu phố, thôn xóm, xã, phường và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được giám sát, tránh tiêu cực. Khi chính quyền làm cho người dân nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi và thấy được vì lợi ích chung, sẽ đồng thuận, sẵn sàng ủng hộ” - Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Quốc Hương khẳng định.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.