Băng tan trên dãy Himalaya gây lũ quét, ít nhất 150 người mất tích

Ấn Độ: Theo một cảnh quay của người dân địa phương, dòng lũ đã cuốn phăng nhiều phần của con đập cũng như bất kỳ thứ gì trên đường đi của lũ.

Sáng 7/2, ít nhất 150 công nhân đã bị mất tích sau khi một phần của sông băng Nanda Devi trên dãy Himalaya tan chảy, gây ra lũ quét và phá hủy con đập Rishiganga trên sông Alaknanda, bang Uttarakhand của Ấn Độ, buộc dân làng ở vùng lưu phải đi sơ tán.

Băng tan trên dãy Himalaya gây lũ quét, ít nhất 150 người mất tích

Sông băng Nanda Devi. (Nguồn: PTI)

Theo Thống đốc bang Uttarakhand, Om Prakash, hiện chưa rõ chính xác có bao nhiêu người thiệt mạng, song có khoảng 100-150 người đã mất tích.

Người dân địa phương lo ngại các công nhân làm việc cho dự án thủy điện gần sông Alaknanda cũng như dân làng đi lang thang gần sông để tìm củi hay chăn thả gia súc có thể đã bị lũ cuốn trôi.

Nhà chức trách Ấn Độ cũng đã đặt nhiều huyện ở miền Bắc nước này này trong tình trạng báo động lũ.

Theo một cảnh quay của người dân địa phương, dòng lũ đã cuốn phăng nhiều phần của con đập cũng như bất kỳ thứ gì trên đường đi của lũ.

Trong khi đó, các video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy nước lũ dâng tràn qua một con đập nhỏ, cuốn phăng các trang thiết bị xây dựng.

Bang Uttarakhand ở Himalaya rất hay xảy ra lũ quét và lở đất. Hồi tháng 6/2013, mưa to kỷ lục đã gây ra trận lũ khủng khiếp, khiến 6.000 người thiệt mạng.

Thảm họa này được giới truyền thông ví là “sóng thần Himalaya” do dòng lũ từ trên núi chảy xuống kéo theo bùn đá, làm chôn vùi nhà cửa, cuốn đi các tòa nhà, đường xá và cầu cống.

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.