Bão số 3 vào đất liền theo kịch bản xấu nhất

Bão số 3 đã vào đất liền nước ta theo một kịch bản ít mong đợi nhất, bão giữ cường độ mạnh tới cấp 13, giật cấp 16. Vùng đổ bộ dịch nhẹ về phía nam khiến đồng bằng Bắc Bộ, nơi đông dân và địa hình bằng phẳng sẽ chịu tác động nặng nề hơn.

Khi bão số 3 (tên quốc tế là YAGI) tiến gần với đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày 4/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo về hai kịch bản có thể xảy ra.

Kịch bản thứ nhất, bão đi vào phía Bắc đảo Hải Nam sau đó đi vào phía bắc vịnh Bắc Bộ. Với kịch bản này, bão ít suy yếu hơn do đi qua một vùng có địa hình tương đối bằng phẳng. Ở kịch bản thứ hai, bão đi qua phía nam đảo Hải Nam vào phía nam vịnh Bắc Bộ. Với kịch bản này, bão sẽ suy yếu nhiều hơn do ma sát với địa hình núi cao của đảo.

Bão số 3 hôm qua đã đi theo một kịch bản bất lợi nhất khi tâm bão men theo khu vực eo biển giữa đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc. Vì vậy, khi vào vịnh Bắc Bộ trong đêm qua, cấu trúc bão vẫn ổn định với cường độ bão không suy giảm đáng kể. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật cấp 17 trên vịnh Bắc Bộ.

Khi hoạt động trên vịnh Bắc Bộ, nhờ điều kiện mặt biển rất ấm, cường độ bão không suy giảm đáng kể, thậm chí có thời điểm mạnh trở lại. Khi áp sát bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh trong trưa nay, bão vẫn duy trì cường độ cấp 13, giật cấp 16, được nhận định có thể là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào miền Bắc nước ta trong 50 năm qua.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên ra ngoài trong thời điểm mưa lớn, gió mạnh do bão.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên ra ngoài trong thời điểm mưa lớn, gió mạnh do bão.

Các đài khí tượng thế giới trong sáng 7/9 còn đưa ra nhận định nghiêm trọng hơn. Mỹ và Hồng Kông (Trung Quốc) cho rằng bão có thể đổ bộ với cấp siêu bão, Nhật cho rằng bão đổ bộ với cường độ rất mạnh, cấp 14, giật cấp 17.

Sáng nay, khi quần thảo khu vực vịnh Bắc Bộ và các tỉnh ven biển miền Bắc nước ta, bão đã gây ra gió mạnh dữ dội. Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16, đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14. Trên đất liền khu vực Cửa Ông (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 12, giật cấp 14.

Vùng đổ bộ của bão số 3 cũng theo kịch bản ít mong muốn, khi bão có sự dịch chuyển nhẹ xuống phía nam so với nhận định, gần hơn với đồng bằng Bắc Bộ dù khu vực tâm bão vẫn là Hải Phòng – Quảng Ninh. Với kịch bản này, bão ít suy yếu hơn khi vào sâu đất liền nước ta do đi qua khu vực bằng phẳng hơn, đồng thời tác động cũng nghiêm trọng hơn, rộng lớn hơn.

Nhiều cây cối trên các tuyến đường trung tâm huyện Vân Đồn (Quảng Ninh bị gãy đổ)
Nhiều cây cối trên các tuyến đường trung tâm huyện Vân Đồn (Quảng Ninh bị gãy đổ)

Dự báo chiều và tối nay là thời gian bão tác động dữ dội nhất ở khu vực Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa với gió giật mạnh, mưa rất lớn. Sang đêm nay và ngày mai, bão suy yếu và dịch chuyển qua Tây Bắc Bộ. Khu vực này ít chịu khả năng của gió giật mạnh nhưng sẽ đón mưa lớn kéo dài, đỉnh điểm từ đêm 7/9 đến đêm 8/9, gây nguy cơ rất cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập úng diện rộng.

Bão YAGI cho đến nay vẫn là siêu bão độc nhất vô nhị. Theo ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, YAGI là cơn bão duy nhất mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông và đổ bộ trực tiếp nước ta.

Hầu hết các siêu bão đều hình thành và mạnh lên trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và suy yếu dần. Chỉ có 3 cơn bão mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông gồm YAGI, bão RAI năm 2021 và bão SAOLA năm 2023. Tuy nhiên, cơn bão RAI tan dần trên Bắc Biển Đông, không ảnh hưởng đến nước ta. Siêu bão SAOLA đi vào phía nam Trung Quốc.

Bão YAGI cũng đang giữ hàng loạt kỷ lục như cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến nay. Cơn bão tăng cấp độ nhanh nhất trong lịch sử khí tượng Việt Nam khi mạnh lên 8 cấp trong hai ngày. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia phát đi cảnh báo rủi ro thiên tai Cấp độ 4 ở vịnh Bắc Bộ và hai tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng, cho thấy mức độ nghiêm trọng và khả năng tàn phá của siêu bão lịch sử này.

tienphong.vn

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.