“Bệnh viện” tàu thuyền lớn nhất Hà Tĩnh muốn làm thêm dịch vụ ăn uống

(Baohatinh.vn) - Hợp tác xã Hải Hà (ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) mong muốn được mở rộng thêm ngành nghề trước bối cảnh nguồn thu từ đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu thuyền sụt giảm nghiêm trọng, người lao động phải tản đi kiếm việc làm khắp nơi.

Gắn bó với nghề đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu thuyền hàng chục năm nay, chưa bao giờ ông Lê Tiến Hải - Giám đốc HTX Hải Hà phải chứng kiến cảnh đìu hiu trong xưởng cơ khí của mình.

3 năm về trước, bình quân mỗi ngày xưởng của ông luôn đón từ 3 - 5 tàu thuyền trong và ngoài tỉnh vào sửa chữa, cải hoán, không khí lao động tại xưởng luôn nhộn nhịp, tạo niềm hứng khởi cho người lao động.

“Bệnh viện” tàu thuyền lớn nhất Hà Tĩnh muốn làm thêm dịch vụ ăn uống

Nhiều năm trước, HTX Hải Hà là địa chỉ quen thuộc để sửa chữa tàu thuyền của bà con ngư dân. Ảnh tư liệu

Tuy vậy, hơn 2 năm nay, tình hình sản xuất kinh, doanh của đơn vị ngày càng khó khăn, nguồn thu sụt giảm mạnh.

Ông Lê Tiến Hải - Giám đốc HTX Hải Hà cho hay: “Ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, giá xăng dầu “leo thang” cộng với ngư trường đánh bắt thủy hải sản không thuận lợi, ngư dân đi biển nhiều chuyến phải bù lỗ, kéo theo các dịch vụ phục vụ ngư nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Do vậy, hơn 1 năm nay, số lượng tàu thuyền vào xưởng của HTX để sửa chữa, bảo dưỡng liên tục giảm. Theo đó, doanh thu bình quân của HTX giai đoạn 2018 - 2020 đạt trên 1,7 tỷ đồng/năm nhưng giai đoạn này chỉ còn khoảng 400 triệu đồng/năm. Đặc biệt, khoảng 1 tháng nay, cơ sở không có tàu thuyền nào vào sửa chữa, bảo dưỡng. 25 lao động đã gắn bó lâu dài với HTX phải tản đi kiếm việc làm khắp nơi để kiếm kế sinh nhai”.

“Bệnh viện” tàu thuyền lớn nhất Hà Tĩnh muốn làm thêm dịch vụ ăn uống

Khoảng 1 tháng nay, HTX Hải Hà không có tàu thuyền vào sửa chữa.

Anh Nguyễn Đức Hạnh (xã Thạch Kim) - một lao động đã gắn bó từ khi HTX Hải Hà thành lập chia sẻ: “Không chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, HTX Hải Hà còn đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Trong khi nhiều doanh nghiệp, HTX “ngại” ràng buộc với người lao động thì HTX Hải Hà thực hiện đầy đủ việc đóng nộp BHXH, BHYT cho người lao động. Tuy vậy, giai đoạn này, HTX không có việc làm, để đảm bảo cuộc sống chúng tôi phải kiếm thêm nghề phụ mong có nguồn thu nuôi gia đình. Chúng tôi mong muốn HTX sớm hoạt động ổn định trở lại để người lao động yên tâm gắn bó lâu dài”.

“Bệnh viện” tàu thuyền lớn nhất Hà Tĩnh muốn làm thêm dịch vụ ăn uống

Do ảnh hưởng dịch COVID-19 và giá xăng dầu tăng cao nên nhiều thời điểm, ngư dân không ra khơi kéo theo các dịch vụ phục vụ ngư nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Trước thực trạng đìu hiu của xưởng cơ khí, lao động không có việc làm, HTX Hải Hà đã tính tới phương án mở rộng sản xuất, kinh doanh để tạo nguồn thu, giữ chân người lao động.

“Quỹ đất HTX thuê còn rất lớn (tổng trên 3.000 m2). Do vậy, bên cạnh duy trì các ngành nghề truyền thống (đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu thuyền; gia công cơ khí tổng hợp; nạo vét luồng lạch; san lấp mặt bằng...) vừa rồi, chúng tôi đã làm tờ trình gửi các cơ quan chức năng đề nghị tạo điều kiện để đơn vị có thể đầu tư xây dựng nhà hàng phục vụ ăn uống kết hợp tổ chức sự kiện cưới hỏi. Chúng tôi cũng mong muốn Liên minh HTX Hà Tĩnh và các sở, ngành liên quan xem xét, tạo điều kiện cho HTX được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Liên minh HTX Việt Nam để tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh nhiều thách thức này” - Giám đốc HTX Hải Hà Lê Tiến Hải kiến nghị.

“Bệnh viện” tàu thuyền lớn nhất Hà Tĩnh muốn làm thêm dịch vụ ăn uống

Phó Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh Lê Đăng Phúc (áo trắng) nắm bắt tình hình khó khăn tại HTX Hải Hà.

Ông Lê Đăng Phúc - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh cho biết: "Thành lập từ năm 2009, với sự táo bạo, năng động của người đứng đầu, HTX Hải Hà “ăn nên làm ra”, tạo việc làm ổn định cho 30 lao động thường xuyên, trở thành một trong những HTX tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, hiện nay, đơn vị đang đối mặt nhiều khó khăn. Liên minh HTX Hà Tĩnh đã tiếp nhận đề nghị xin mở rộng ngành nghề của HTX Hải Hà.

Trước mắt, chúng tôi sẽ chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục xin mở rộng ngành nghề gắn với xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho ngành nghề mới một cách phù hợp nhằm phát huy hiệu quả. Về lâu dài, Liên minh HTX Hà Tĩnh sẽ đồng hành, hướng dẫn để HTX tiếp cận các chính sách của Trung ương, của tỉnh cũng như các gói hỗ trợ phục hồi sau đại dịch COVID-19 của Chính phủ. Cùng đó, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho các thành viên trong HTX nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay".

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.