Bi hài chuyện xây mương dẫn nước cho cây trồng ở Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Hơn 360m mương được đầu tư kiên cố hóa nhưng lại thấp hơn mặt ruộng khiến bà con phải bỏ công sức, tiền của bơm nước từ mương vào ruộng. Chuyện xảy ra tại xã Song Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).

Bi hài chuyện xây mương dẫn nước cho cây trồng ở Can Lộc

Tuyến mương được đầu tư kiên cố nhưng lại không thể phát huy tác dụng.

Theo phản ánh của người dân thôn Phúc Yên, tháng 4/2019, xã Song Lộc tiến hành thi công kiên cố tuyến mương bê tông của cụm 6A thuộc thôn Phúc Yên để dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho khoảng 10ha lúa của các hộ dân.

Đến tháng 5/2019, tuyến mương hoàn thành với chiều dài khoảng trên 360m, rộng 80cm và sâu 80cm. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng thì tuyến mương này lại không phát huy hiệu quả như mong muốn do bờ mương thấp hơn mặt ruộng nên không thể dẫn nước vào ruộng.

Ông Lương Sỹ Hùng, một người dân thôn Phúc Yên cho biết: “Để có thể chống hạn cho lúa thì bà con phải dùng máy, bơm nước từ mương lên ruộng. Trời nắng hạn kéo dài nên cứ mỗi khi hết nước là lại ra bơm. Theo tính toán, bình quân mỗi sào phải mất thêm 150 ngàn tiền dầu/vụ, rất vất vả và tốn kém. Nếu giờ nâng thành mương lên cao thêm vài ba chục phân nữa thì nước chắc chắn sẽ vào đến ruộng, không còn cảnh phải vác máy đi bơm nước cho lúa như hiện nay”.

Bi hài chuyện xây mương dẫn nước cho cây trồng ở Can Lộc

Thành mương thấp hơn mặt ruộng nên không thể dẫn nước vào là điều hiển nhiên

Được biết, ngoài ông Hùng, nhiều hộ dân khác cũng phải sử dụng máy bơm để bơm nước vào ruộng. Có hộ từ đầu vụ tới nay đã tốn tới 12 xách dầu. Do việc lấy nước gặp nhiều khó khăn nên xung quanh khu vực tuyến mương đi qua có một số diện tích phải bỏ hoang, cỏ mọc xanh mướt.

Bi hài chuyện xây mương dẫn nước cho cây trồng ở Can Lộc

Bờ mương đang thấp hơn ruộng khoảng 30cm

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Hạnh – Phó Chủ tịch UBND xã Song Lộc cho biết, tuyến mương nằm trong dự án được tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí triển khai từ năm 2016 với chiều dài khoảng 3km, riêng 360m này được làm sau và mới hoàn thành, đưa vào sử dụng ở vụ sản xuất vừa qua.

"Do số diện tích ruộng này quá cao nên tuyến mương này không phải tưới trực tiếp mà chủ yếu để bà con bơm. Trước đây thì tát, giờ thì bà con chủ yếu dùng máy bơm" – ông Hạnh cho biết.

Bi hài chuyện xây mương dẫn nước cho cây trồng ở Can Lộc

Một số diện tích quanh tuyến mương đi qua bị bỏ hoang.

Khi đề cập đến việc nếu không dẫn được nước vào ruộng mà chỉ để bà con bơm thì việc đầu tư kinh phí để kiên cố hóa tuyến mương này liệu có lãng phí (?), Phó Chủ tịch UBND xã lý giải: “Vì để đảm bảo tiêu chí thủy lợi (tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới – PV) nên phải kiên cố”.

Việc kiên cố kênh mương là nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả tưới tiêu, phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đối với tuyến mương tại cụm 6A, sau khi đầu tư xây dựng xong vẫn khiến người dân phải bỏ thêm công sức, tiền của để bơm nước chống hạn cho lúa là chuyện khá bi hài. Có chăng việc đầu tư kênh mương này chỉ nhằm mục đích "chạy tiêu chí" trong xây dựng NTM mà thiếu đi sự khảo sát hiệu quả thực tế?!

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.