Cơn ác mộng của Israel và Mỹ: Iran sắp có rất nhiều Su-30

Washington tin rằng chỉ trong vài tháng nữa, người Iran sẽ mua tới 8 tỷ USD vũ khí của Nga

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết với tiêu đề và phụ đề trên (thay lời giới thiệu) về triển vọng gia hạn lệnh cấm bán vũ khí cho Iran của chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Sitnhikov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 13/7/2020.

Cơn ác mộng của Israel và Mỹ: Iran sắp có rất nhiều Su-30

Các máy bay tiêm kích Nga Su-30: Ảnh “ Vitaliy Nevar / TASS

Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gọi Iran là “chế độ khủng bố tồi tệ nhất trên thế giới”. Và với một giọng gần như ra lệnh, ông yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc HĐBA LHQ phải “gia hạn lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Tehran của LHQ sắp hết hạn vào tháng 10 tới”.

Chưa hết, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hứa sẽ làm việc đến đầu đến đũa với “những kẻ tống tiền ngoại giao”, với ngầm ý chỉ các thành viên khác của HĐBA LHQ.

Chắc chắn một điều là Mỹ sẽ làm tất cả mọi việc để thực hiện quyết tâm trên của mình.

Đồng thời, vị Ngoại trưởng thứ 70 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng cuộc chiến tranh không tuyên bố với Iran là “một thử nghiệm vinh quang nhất của nước Mỹ”.

Nói cho ngắn gọn thì theo ông M. Pompeo, Hoa Kỳ hiện chỉ còn không thể “thuyết phục” được hai quốc gia trong số mười lăm thành viên HĐBA LHQ (cả ủy viên thường trực và ủy viên không thường trực) ủng hộ việc gia hạn lệnh cấm bán vũ khí cho Iran- đó là Nga và Trung Quốc.

Và như vậy có nghĩa là – (Mỹ) cần phải thực hiện kế hoạch “B”. Bản chất của kế hoạch này chắc chắn sẽ là tung ra những cáo buộc mạnh mẽ hơn nữa- rằng Iran đã vi phạm các điều khoản của “Thỏa thuận hạt nhân”. Chính cái thỏa thuận mà chính Chính quyền S. Trump đã chủ động xé bỏ vào năm 2018.

Đại diện thường trực Nga tại LHQ Vasily Nebenzya đã phản ứng trước đòn tấn công của ông Pompeo với một giọng mỉa mai như sau: "Làm như thế (gia hạn lệnh cấm vận) thì khác gì lấy đầu gối đè lên cổ”.

Câu phát biểu trên của vị Đại sứ Nga rõ ràng là muốn bóng gió nhắc tới vụ một cảnh sát da trắng giết người Mỹ gốc Phi George Floyd tại Minnesota vừa qua. Nhưng Iran- đó không phải là một người đàn ông da đen nghiện ma túy ốm yếu dễ bị một nhân viên bảo vệ pháp luật Mỹ siết cổ một cách thiện nghệ.

Xin nhắc lại để làm rõ hơn ý này: Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đe dọa nước Mỹ rằng đất nước của ông “sẽ đưa ra một biện pháp đáp trả mang tính hủy diệt, nếu lệnh cấm vận vũ khí trên vẫn được gia hạn”.

Nhưng có vẻ như người Mỹ từ lâu đã “nhờn” với những lời đe dọa từ phía Tehran. Trên thực tế, ông M.Pompeo sợ cái khác hơn nhiều. Theo chính lời ông thì nỗi sợ đó là:

“Nếu lệnh cấm vận vũ khí Iran được dỡ bỏ, nước này có thể thoải mái mua các máy bay tiêm kích do Nga sản xuất- và những máy bay Nga này có thể tấn công các mục tiêu trong một khu vực có bán kính 3.000 km nhằm vào các thành phố như Riyadh, New Delhi, Rome và cả Warsaw”.

Thôi cứ cho là trong trường hợp với Riyadh của Ả Rập Saudi, mọi việc dường như còn có thể hiểu được: dù sao thì nếu chỉ đơn thuần xét về mặt lý thuyết, thì khả năng xảy ra một đòn tấn công của người Ba Tư (Iran) nhằm vào thủ đô Riyadh là có thể.

Vì xét cho cùng, dù sao thì Tehran cũng là một trung tâm của dòng Hồi giáo Shiite và Riyadh là một trung tâm khác- của những người thoe dòng Sunni. Và vì hai cường quốc Hồi giáo này đã xung đột với nhau trong suốt hơn một nghìn năm qua vì các lý do tôn giáo.

Nhưng mặt khác, cả hai quốc gia trên đều cư xử khá kiềm chế. Do hiểu được rằng một cuộc chiến tranh giữa họ với nhau đồng nghĩa với việc cùng tự sát. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một xác suất (xảy ra chiến tranh), dù là rất nhỏ.

Nhưng tại sao người Iran lại phải ném bom thủ đô của Ấn Độ, Ý và thậm chí của cả Ba Lan? Câu hỏi, tất nhiên, rất là thú vị.

Nếu cứ theo logic chung, thì lẽ ra ngài M.Pompeo đã phải liệt kế thêm vào “danh sách bị tấn công trong bán kính 3.000km” cả các thành phố của Israel và các tàu chiến của NATO trênVịnh Ba Tư nữa.

Nhưng không hiểu sao, ông lại “ngại ngùng” không đưa vào. Có lẽ, theo thói quen nói không thật chăng.

Và đây, lý do quan trọng nhất khiến phải gia hạn lệnh của LHQ cấm bán vũ khí cho Iran, theo quan điểm của Mỹ, đó là để phải phá bằng được một hợp đồng tiềm năng giữa Nga và Iran về việc Matxcova cung cấp máy bay tiêm kích hạng nặng cho Tehran.

Hợp đồng chúng ta nói tới ở đây là hợp đồng cung cấp một lô Su-30 với số lượng lớn nhất từ trước đến nay mà nhiều khả năng là Tehran và Matxcova đã đàm phán xong và đã “ký tắt” với nhau từ năm 2016.

Tổng giá trị hợp đồng là 8 tỷ USD, một phần trong số tiền đó dùng để mua máy bay huấn luyện Yak-130, các máy bay lên thẳng Mi-8 và Mi-17, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ cơ động “Bastion-P”, các khinh hạm và tàu ngầm động cơ điện- diesel. Nhưng trong mọi trường hợp, ưu tiên hàng đầu của Iran vẫn là máy bay “Su”.

Vào thời điểm đó, vào năm 2016, (muốn thực hiện được thì) hợp đồng này phải được HĐBA LHQ chấp thuận . Nhưng khi đó, Tổng thống Mỹ B. Obama đã kiên quyết phản đối.

Về phần mình, V.Putin, có lẽ, đã đề nghị (tổng thống Iran) Rouhani chịu khó chờ thêm một thời gian. Do đó, chắc chắn là hai bên Nga và Iran đã nhất trí với nhau lùi thời hạn thực hiện hợp đồng đến tháng 10 năm 2020, tức là cho đến khi lệnh cấm vận của LHQ hết hiệu lực.

Trong khoảng thời gian từ đó đến nay, người Iran càng tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến các máy bay của chúng ta (Nga). Đến thời điểm hiện tại thì ngoài Su-30, Tehran còn đang xem xét khả năng mua cả MiG-35. Và thậm chí, như chính họ khẳng định, cả Su-57 nữa.

Và chuyện này (mua các máy bay Nga) cũng là chuyện rất dễ hiểu. Không quân Israel hành xử một cách rất ngang ngược trên không phận Syria, thường xuyên không kích phá hủy các căn cứ và tiêu diệt sinh lực của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đang chiến đấu cùng với quân Assad.

Hiện tại, người Ba Tư đơn giản là không có gì trong tay để đáp trả người Do Thái trên bầu trời Cộng hòa A rập Syria.

Ngay cả theo những đánh giá mạnh dạn nhất, Tehran cũng chỉ có thể huy động được khoảng 30 máy bay chiến đấu chống lại lực lượng Không quân Israel. Chủ yếu đó là các máy bay F-4 và F-5 “đồ cổ”, và một số máy bay F-14 “Tomcat” “hiện đại hơn” một chút.

Người Iran còn có các máy bay đánh chặn HESA “Saeqeh” (khoảng 6 chiếc) tự sản xuất. Nhưng họ cũng thừa nhận là HESA “Saeqeh” là những máy bay đang còn “thô” và “tương đối yếu”.

Còn một số lượng không đáng kể nữa các máy bay MiG-29 có khả năng chiến đấu và một số máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-7 mua của Trung Quốc.

Về phần mình, Tel Aviv từ trước đến nay đã mua khoảng 650 máy bay từ nước ngoài. Trong số đó không chỉ có những chiếc máy bay “tàng hình” mới nhất F-35 của Mỹ, mà cả những máy bay còn tương đối hiện đại như F-15” Eagle” và F-16 “Fighting Falcon”- rất nhiều trong số đó được hiện đại hóa lên mức hoàn hảo.

Ngay cả khi một phần trong số “Eagle” và “Falcon” của Không quân Israel có bị loại khỏi vòng chiến hoặc bị bán đi, thì Netanyahu , như người ta thường nói, vẫn chỉ bằng “một cánh tay trái” cũng đủ sức đánh bại Rouhani trên bầu trời Syria.

Cơn ác mộng của Israel và Mỹ: Iran sắp có rất nhiều Su-30

Máy bay tiêm kích F-15i của Không quân Israel

Nhưng đây chưa phải là vấn đề đau đầu nhất đối với Teheran do chỉ có một lực lượng không quân quốc hơi yếu như hiện nay.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia quân sự tại Đại học Brown (Mỹ) thì vào bất kỳ thời điểm nào Israel cũng có thể tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran bằng một trăm hoặc nhiều hơn máy bay tiêm kích F-15 và F-16, rất nhiều trong số chúng sẽ mang bom xuyên phá boongke GBU-28.

Điểm yếu của một chiến dịch không kích như vậy của Israel là việc tiếp nhiên liệu cho các máy bay Do Thái khi chúng bay trở về căn cứ. Nhưng, có lẽ, vấn đề đã được Israel tìm ra hướng giải quyết bằng cách sử dụng các sân bay Iraq hiện đang do Mỹ kiểm soát nếu tiến hành chiến dịch không kích nhằm vào Iran.

Hoặc sử dụng những sân bay sẽ bị lực lượng đặc nhiệm Israel chiếm giữ tạm thời từ trước đó. Tất nhiên, đối với Tel Aviv, việc tổ chức một chiến dịch đột kích sử dụng đặc nhiệm như vậy sẽ là một nỗi kinh hoàng xét từ góc độ đảm bảo hậu cần.

Nhưng sẽ còn là một cơn ác mộng khủng khiếp hơn nhiều đối với nhà nước Do Thái nếu Iran trở thành một quốc gia hạt nhân,- đây là một khả năng này hoàn toàn có thể trở thành sự thật trong tương lai gần.

Nếu tính tới một thực tế là (Cơ quan tình báo Israel) “Mossad” đã không chỉ một lần chia sẻ thông tin rò rỉ với cộng đồng thế giới về tiến độ thực hiện chương trình hạt nhân của Tehran, thì giờ “X” tuy chưa điểm, nhưng đã đến rất gần.

Trung tướng Ronald Burgess , Cựu giám đốc Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết các nhà khoa học và chuyên gia hạt nhân Iran đã có đủ những năng lực cần thiết để làm điều đó (chế tạo vũ khí hạt nhân).

Nhưng đồng thời, người Ba Tư cũng hành động cực kỳ thận trọng và chờ đợi khi sau lệnh cấm vận kết thúc liệu sẽ có “những cửa sổ cơ hội mới” nào nữa mở ra cho họ không.

Meir Maor, Đại úy dự bị của Quân đội Phòng vệ Israel , người đã từng phục vụ 8 năm trong Không quân nước này cho biết rằng cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak đã từng nói rằng kế hoạch tiến hành một đòn tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran đã được soạn thảo từ lâu và có tính đến các khả năng tác chiến của Bộ đội Phòng không và Không quân Iran.

Việc giới lãnh đạo Israel cho đến giờ vẫn chưa phát lệnh tấn công chỉ có nghĩa là đã có sự “chậm tiến độ” nào đấy trong tiến trình thực hiện chương trình hạt nhân của Tehran.

Xét tổng thể, không một chuyên gia Phương Tây có tư duy tỉnh tảo nào lại nghi ngờ khả năng Tel Aviv sẽ phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran nếu Iran triển khai sản xuất bom hoặc đầu tác chiến hạt nhân.

Với tình trạng như hiện tại của Không quân Iran, một Chiến dịch “Opera 2.0” sẽ có mọi cơ hội để thành công (tương tự như “Chiến dịch Opera” do Không quân Israel thực hiện để đánh bom phá hủy lò phản ứng hạt nhân “Osirak” của Iraq vào ngày 7/6/1981).

Nhưng nếu Tehran mua Su-30 và MiG-35 của Nga, tình hình đối với Israel sẽ có những thay đổi đột ngột. Trong số (những thay đổi đó)- có cả những thay đổi trên mặt trận Syria.

Không quân Nhà nước Do Thái sẽ phải tính tới một thực tế mới- trong tay đối phương đã có những máy tiêm kích hiện đại nhất. Chính vì vậy nên Mỹ sẽ làm mọi việc có thể để gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran. Thêm nữa, như chính M.Pompeo đã tuyên bố, sẽ là cấm vận vĩnh viễn.

Tuy nhiên, trong chuyện này Nhà Trắng chỉ nhận được sự ủng hộ rất khiêm tốn, thậm chí ngay từ các đồng minh của mình. Mức ủng hộ tối đa mà người Mỹ có thể hy vọng- đó là một đề xuất của Châu Âu về việc kéo dài một phần lệnh cấm vận trong vòng sáu tháng với cái cớ là để IAEA tiến hành các cuộc thanh sát “kỹ lưỡng” hơn.

Đại sứ Liên minh Châu Âu Olof Skoog từng nói rằng thỏa thuận hạt nhân (với Iran) đã loại trừ triển vọng Iran trở thành một quốc gia hạt nhân ra khỏi phương trình an ninh khu vực".

Trong trường hợp này, Nga và Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào- hiện hơi khó dự đoán. Có lẽ, sẽ có một thỏa thuận có đi có lại nào đó.

Nhưng, chắc chắn một điều là trong bất kỳ trường hợp nào thì người Mỹ cũng không thể thông qua LHQ để áp đặt một lệnh cấm Nga dứt khoát không được cung cấp Su-30 và MiG-35 cho Tehran.

Nếu như không phải vào tháng 10 tới, thì vào tháng 4 năm 2021, sẽ có một siêu hợp đồng được ký kết giữa người Ba Tư và người Nga.

Theo Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)/Baodatviet

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast