Bộ Giáo dục cấm giáo viên thu tiền dạy thêm học sinh chính khóa

Bộ Giáo dục cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài có thu tiền của học sinh trên lớp, còn trường học chỉ được dùng ngân sách dạy thêm cho ba nhóm.

Nội dung trên nằm trong thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chiều 3/1.

"Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường", trích văn bản của Bộ.

Trước đó, thông tư cũ chỉ nêu giáo viên được dạy thêm học sinh chính khóa bên ngoài trường, nếu được sự đồng ý của hiệu trưởng. Trả lời VnExpress hôm 24/8, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục phổ thông, nhìn nhận vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù không muốn. Do đó, thông tư mới nhằm khắc phục điểm bất cập này.

Ngoài ra, Bộ yêu cầu không dạy thêm với học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn kỹ năng sống. Giáo viên ở các trường công lập không được quản lý, điều hành dạy thêm ngoài trường, mà chỉ được tham gia dạy thêm. Khi đó, giáo viên phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian dạy thêm.

Học phí học thêm ngoài trường do phụ huynh, học sinh thỏa thuận với cơ sở dạy thêm.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Với dạy thêm trong trường, thông tư mới cũng yêu cầu không thu tiền, và chỉ dành cho ba nhóm: có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ liền kề; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp, tự nguyện đăng ký ôn thi lớp 10, thi tốt nghiệp.

Học sinh muốn học thêm trong trường cần làm đơn đăng ký, mỗi lớp không quá 45 em. Với mỗi môn học, trường không được dạy thêm quá hai tiết một tuần. Kinh phí tổ chức dạy thêm lấy từ ngân sách.

Đây cũng là điểm mới, bởi hiện tại các trường vẫn tổ chức dạy và thu tiền, mức thu theo quy định của HĐND cấp tỉnh.

Chia sẻ về điểm mới này, Bộ cho biết ba nhóm học sinh nói trên thuộc trách nhiệm phải bồi dưỡng của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, đồng thời đảm bảo quyền lợi của học sinh.

Theo Bộ, thông tư mới được xây dựng trên ba quan điểm chính. Thứ nhất là đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của giáo viên và học sinh. Hai là đảm bảo dạy thêm, học thêm không ảnh hưởng đến chương trình chính khóa. Ba là ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm do nhà trường, giáo viên tổ chức, dù không có nhu cầu.

Thông tư mới có hiệu lực từ 14/2.

Thời gian qua, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà giáo, đại biểu quốc hội nhiều lần khẳng định dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn hôm 20/11/2024 cho biết chủ trương của Bộ là không cấm dạy thêm, chỉ cấm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Bộ cũng đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhằm tránh biến tướng, giúp thuận lợi trong quản lý, đảm bảo quyền lợi của cả thầy và trò.

Về phía giáo viên, theo báo cáo của Đại học Quốc gia TP HCM, hơn 63% trong 12.500 người được hỏi muốn được hợp pháp dạy thêm tại nhà và dạy thêm online để tăng thu nhập chính đáng. Thầy cô cho biết dù lương cơ sở đã tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng, thu nhập chỉ đáp ứng một nửa (51,8%) nhu cầu chi tiêu.

Khảo sát VnExpress thực hiện với gần 27.000 độc giả, cho thấy 67% người được hỏi đồng ý cấm dạy thêm, còn lại cho rằng không nên cấm, nhưng cần kiểm soát chặt hơn.

vnexpress.net

Đọc thêm

Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có sự thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực, tích hợp liên môn, tăng cường tính phân hoá. Với mục tiêu hướng đến đánh giá năng lực toàn diện, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần, liệu phương pháp "học tủ", "học lệch" có còn là "lối tắt" trong thi cử?
Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Kỳ đánh giá năng lực vào lớp 6 Trường Albert Einstein năm nay hiện đang thu hút hàng trăm học sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đăng ký tham gia. Điều gì tạo nên sức hút ở lớp 6 của ngôi trường này?
Rẽ lối đúng giúp học sinh vững bước tương lai

Rẽ lối đúng giúp học sinh vững bước tương lai

Nếu như trước đây, lựa chọn học nghề thường được xem là giải pháp tình thế của nhiều học sinh, thì những năm gần đây, trong bối cảnh thực trạng 'thừa thầy, thiếu thợ' ngày càng phổ biến, học nghề đã trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ Hà Tĩnh chủ động lựa chọn.
Tri ân thầy cô như thế nào cho đúng cách?

Tri ân thầy cô như thế nào cho đúng cách?

Hiện nay, các trường học ở Hà Tĩnh đang chuẩn bị cho lễ bế giảng năm học, bên cạnh đó là lễ tri ân thầy cô. Tuy nhiên, một số lớp học lại tổ chức rình rang, tốn kém và mất nhiều thời gian, trong bối cảnh thi cử đã cận kề. 
Trường THPT Cẩm Xuyên bứt phá dẫn đầu trong giáo dục Hà Tĩnh

Trường THPT Cẩm Xuyên bứt phá dẫn đầu ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khép lại nhiệm kỳ 2020-2025, Trường THPT Cẩm Xuyên tiếp tục khẳng định dấu ấn qua những câu chuyện truyền cảm hứng về tinh thần đổi mới, sáng tạo và qua những thành tích nổi bật của ngôi trường mang thương hiệu lá cờ đầu trong ngành Giáo dục Hà Tĩnh.