Sau 4 năm có hiệu lực, quy định ôtô dưới 9 chỗ phải lắp bình cứu hỏa được bãi bỏ từ ngày 10/1/2021.
Ngày 27/11, đại diện Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, Bộ Công an cho biết nội dung trên được thể hiện trong Nghị định 136/2020.
Quy định bắt buộc ôtô từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình cứu hỏa được Chính phủ ban hành năm 2014. Bộ Công an sau đó hướng dẫn chi tiết, quy định các loại xe từ 4 chỗ trở lên phải trang bị một bình bột loại dưới 4 kg, bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4 kg.
Mục đích quy định này là giúp người dân nhận thức và tự trang bị để phòng tránh tổn thất lớn khi cháy nổ.
Nay Nghị định 136/2020 không bắt buộc ôtô 4 chỗ ngồi đến 9 chỗ phải trang bị bình cứu hỏa; còn các phương tiện trên 9 chỗ ngồi vẫn phải lắp bình cứu hỏa, phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất và đặc điểm hoạt động.
Xe ôtô từ 4 chỗ đến 9 chỗ sẽ không bắt buộc trang bị bình cứu hoả.
Bốn năm trước, khi quy định ôtô từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình cứu hỏa có hiệu lực, một số bình cứu hỏa mini để trong xe đã phát nổ do đặc thù khí hậu Việt Nam. Ngoài ra, nhiều hãng xe không thiết kế nơi để bình cứu hỏa gây khó khăn cho tài xế.
Đầu năm 2016, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông chọn tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) là điểm dừng ôtô nhắc nhở và hướng dẫn quy định về trang bị bình cứu hỏa; phần lớn xe bị kiểm tra không thực hiện đúng quy định này.
Lúc đó, lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn cho hay “ôtô chưa lắp bình cứu hỏa không được đăng kiểm và bị xử phạt đến 500.000 đồng”. Nội dung này gây ra nhiều tranh luận. Bộ Công an sau đó đã chỉ đạo Cảnh sát giao thông không dừng phương tiện để kiểm tra bình cứu hỏa.
Hơn 38,2 tỷ đồng được trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2025 hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 880 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát; thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình để đảm bảo chất lượng.
Thành lập các tổ thợ nề cựu chiến binh, xây dựng quỹ 1.000 đồng là những cách làm được hội viên Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh triển khai nhằm chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hiện các quy định về tiền lương cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều gắn với các đơn vị hành chính. Do đó, song song với sắp xếp sáp nhập các tỉnh, xã cũng sẽ phải điều chỉnh các quy định này.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; đây cũng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Hà Tĩnh.
Trong 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 29 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 1 đơn vị.
Với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân chủ động, cộng đồng giúp đỡ”, năm 2025, TX Hồng Lĩnh đặt mục tiêu xây mới và sửa chữa 35 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo...
Một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách.