Bộ Y tế đang khẩn trương cung cấp nguồn vắc xin tiêm chủng phòng chống bệnh bạch hầu và các biện pháp khác để khống chế ổ dịch bạch hầu.
Trước việc phát hiện ổ dịch bạch hầu khiến 3 người tử vong ở Bình Phước, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã nhanh chóng triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống bệnh bạch hầu, khẩn cấp tổ chức nguồn cấp vắc xin tiêm chủng chống bạch hầu...
Bộ Y tế phát ra thông báo yêu cầu mọi người tuân thủ lịch tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu (ảnh minh họa)
Cục Y tế dự phòng cũng ra công điện khẩn gửi Sở Y tế Bình Phước về việc nâng cao các biện pháp phòng chống dịch bạch hầu. Hiện Viện Pasteur TP HCM khẩn trương hỗ trợ Bình Phước giám sát, khống chế và lên kế hoạch tiêm vắc xin cho đối tượng nguy cơ cao
Vắc xin được huy động từ nguồn dự trữ của Bộ Y tế, dành riêng cho chống dịch, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 48 tháng tuổi trở lên (khác với vắc xin bạch hầu đang được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm cho 2 đến 4 tháng tuổi).
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân đưa trẻ tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, đúng lịch. Người dân phải hường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Lịch tiêm chủng vắc-xin bạch hầu:
Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi. Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh rất nguy hiểm, diễn biến nhanh, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim gây chết người.
Bệnh cũng dễ thành dịch trên diện rộng bởi vi khuẩn lây lan qua đường hô hấp, bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn.
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Phòng khám Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã khẳng định được chất lượng trong việc khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Theo bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp chữa khỏi bệnh lao hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý dạ dày. Việt Nam nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao.
Hội thảo là cơ hội để các bác sỹ ở Hà Tĩnh học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh về tiêu hóa.
Ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.
Sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Với sự vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở và sự phối hợp của các cơ sở giáo dục, Hà Tĩnh đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các đơn vị, địa phương trong tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 5/4/2025.
Việc hợp tác với Tổ chức Côtes-d’Armor (Cộng hòa Pháp) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu trên các lĩnh vực để nâng cao năng lực điều trị.
Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận.
Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên hiện được Chi cục Dân số Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dân số, nguồn nhân lực và tương lai giống nòi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 23/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi. Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay chiến dịch tiêm chủng vaccine.
Ngành Y tế Hà Tĩnh kiến nghị Bộ Y tế sớm quy định rõ thẩm quyền về nâng quy mô giường bệnh cho các cơ sở y tế để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã được các chuyên gia xạ trị của Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hỗ trợ các kỹ thuật chuyên sâu trong xạ trị đầu và cổ.
Hơn 2.000 bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản... được Trạm Y tế xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) quản lý rất hiệu quả.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cử 2 bác sỹ về trực tiếp thăm khám, điều trị cho người bệnh, hỗ trợ chuyên môn các y, bác sỹ ở trung tâm y tế TP Hà Tĩnh và Hương Khê trong thời gian 2 tháng.
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Việc kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh; việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn mỗi y bác sỹ ngành y tế không ngừng nâng cao chuyên môn, luyện rèn y đức để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.