Bộ Y tế cảnh báo một số thực phẩm chức năng “nổ” như thần dược, lừa dối người tiêu dùng

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo về việc một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang quảng cáo không đúng bản chất sản phẩm, quảng cáo như thuốc chữa bệnh, quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng

Ngày 26/7, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cho biết, hiện nay, qua quá trình hậu kiểm Cục An toàn thực phẩm phát hiện một số sản phẩm Thực phẩm chức năng/Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang quảng cáo không đúng bản chất sản phẩm, quảng cáo như thuốc chữa bệnh, quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân lấy danh nghĩa tặng quà tặng từ thiện nhưng thực chất là bán Thực phẩm chức năng/Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mạo danh danh nghĩa cơ quan y tế, cơ quan quân đội, công an, thậm chí quảng cáo các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng có thể chữa tiểu đường, huyết áp, xương khớp,…

Bộ Y tế cảnh báo một số thực phẩm chức năng “nổ” như thần dược, lừa dối người tiêu dùng

Trong khi, Thanh tra Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông và facebook để làm rõ các tồn tại nêu trên, Bộ Y tế khuyến cáo tới người tiêu dùng:

- Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào chữa được bệnh, thay thế được thuốc chữa bệnh.

- Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

- Không mua và sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc bán trôi nổi.

- Khi mua các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, trong đó có Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế phải yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn bán hàng để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.

- Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho cơ quan chức năng địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.

Trên thực tế, thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm đã nhiều lần thông tin rộng rãi việc xử phạt các đơn vị kinh doanh, sản xuất Thực phẩm chức năng/ Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm quy định về quảng cáo, có nhiều đơn bị gộp các hành vi vi phạm đã bị xử phạt lên đến số tiền vài trăm triệu đồng.

Bên cạnh đó, đã có nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh Thực phẩm chức năng/Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khi cơ quan chức năng đến kiểm tra hành vi vi phạm về quảng cáo đã “từ chối” nhận sản phẩm của chính mình.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.