Bốn xu hướng thời tiết cực đoan đáng báo động trên toàn cầu

Nhiệt độ tăng vọt. Các đại dương nóng bất thường. Mức độ ô nhiễm carbon trong khí quyển cao kỷ lục và băng biển ở Nam Cực tan nhanh kỷ lục.

Theo kênh CNN, mới qua nửa năm 2023 nhưng có rất nhiều kỷ lục khí hậu đang bị phá vỡ, khiến một số nhà khoa học gióng lên hồi chuông cảnh báo vì lo ngại đó có thể là dấu hiệu Trái Đất đang nóng lên nhanh hơn nhiều so với dự kiến.

Theo các nhà khoa học, mặc dù tình hình khí hậu đáng báo động, nhưng không nằm ngoài dự báo do tình trạng ô nhiễm tăng liên tục, làm nóng Trái Đất và do xuất hiện hiện tượng khí hậu El Niño có tác động làm nóng toàn cầu.

Các nhà khoa học cho biết dù các kỷ lục tiêu cực là dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn biến vượt ra ngoài mô hình dự báo hay diễn ra đúng dự báo, thì chúng vẫn là một tín hiệu rất đáng lo ngại về những gì sắp xảy ra.

Bà Jennifer Marlon, nhà khoa học nghiên cứu tại khoa môi trường thuộc Đại học Yale, nói: “Những thay đổi này gây lo ngại sâu sắc vì sẽ tác động tới mọi người vào mùa hè tới và mọi mùa hè sau đó, cho đến khi chúng ta cắt giảm lượng phát thải carbon với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hiện tại”.

Thế giới đã ấm hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và dự báo 5 năm tới là những năm nóng nhất từng được ghi nhận.

Dưới đây là bốn xu hướng khí hậu cho thấy năm nay đã phá kỷ lục như thế nào và những tháng nóng nhất vẫn còn ở phía trước.

Nhiệt độ toàn cầu tăng đột biến

Bốn xu hướng thời tiết cực đoan đáng báo động trên toàn cầu

Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại British Columbia, Canada ngày 9/6. Ảnh: THX/TTXVN

Năm 2023 đang trở thành một trong những năm nóng nhất, khi dữ liệu toàn cầu cho thấy nhiệt độ tăng vọt lên mức cao bất thường.

Theo một phân tích của Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu ngày 15/6, 11 ngày đầu tiên của tháng 6 đã có nhiệt độ cao nhất được ghi nhận vào thời điểm này trong năm. Các nhà khoa học nhận thấy đây cũng là lần đầu tiên nhiệt độ không khí toàn cầu trong tháng 6 vượt quá mức thời tiền công nghiệp hơn 1,5 độ C.

Kỷ lục nhiệt độ đang bị phá vỡ trên toàn thế giới.

Tại Canada, một đợt nắng nóng ngột ngạt bất thường đang bao trùm phần lớn đất nước này và nhiệt độ đã phá vỡ nhiều kỷ lục. Nắng nóng đã tạo điều kiện cho những trận cháy rừng xảy ra sớm chưa từng có, thiêu rụi một khu vực rộng hơn khoảng 15 lần so với mức trung bình vào thời điểm này trong năm.

Một số kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại cũng đã bị phá vỡ vào đầu tháng này ở Siberia, khi nhiệt độ tăng vọt lên trên 37,7 độ C. Nhiều khu vực ở Trung Mỹ, cũng như Texas và Louisiana đang phải đối mặt với nắng nóng gay gắt. Puerto Rico đã trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt vào tháng 6 này, khi nhiệt độ lên tới 48,8 độ C.

Nhiều vùng ở Đông Nam Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, trong khi nhiệt độ kỷ lục ở Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh tới nhiều động vật và mùa màng, đồng thời làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực.

Ông Phil Reid thuộc Cục Khí tượng Australia nói: “Tình hình hiện tại thật kỳ lạ. Đợt El Niño kỳ lạ nhất từ trước đến nay. Làm thế nào có thể xác định hoặc tuyên bố xảy ra El Niño khi khắp nơi đều nóng?”

Đại dương nóng chưa từng có

Bốn xu hướng thời tiết cực đoan đáng báo động trên toàn cầu

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Các đại dương đang nóng lên đến mức kỷ lục và không có dấu hiệu dừng lại. Nhiệt độ bề mặt đại dương tăng bắt đầu khiến các nhà khoa học lo lắng từ tháng 3 khi nhiệt độ tăng dần và sau đó tăng vọt đạt mức kỷ lục vào tháng 4, khiến các nhà khoa học phải đau đầu tìm ra lý do tại sao.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng trước là tháng 5 nóng nhất đối với các đại dương trên thế giới. Đó là xu hướng nóng lên đã diễn ra trong nhiều năm. Năm 2022, các đại dương trên thế giới phá kỷ lục nhiệt năm thứ tư liên tiếp.

Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera cho biết ông không nghĩ rằng tình hình ấm lên nhanh chóng sẽ đến sớm như vậy. Ông Herrera cho biết: “Ngay cả trước khi tuyên bố xảy ra El Niño, các vùng nhiệt đới và đại dương đã trải qua quá trình nóng lên rất nhanh. Điều này đã được lường trước, nhưng diễn ra nhanh hơn như trước đây”.

Tình trạng đại dương ấm lên gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như hiện tượng tẩy trắng san hô, sinh vật biển chết dần và mực nước biển dâng cao. Mặc dù khi El Niño khiến Đại Tây Dương ít bão hơn, nhưng nhiệt độ đại dương cao làm cho bão ở Thái Bình Dương mạnh hơn.

Băng biển Nam Cực ở mức thấp kỷ lục

Bốn xu hướng thời tiết cực đoan đáng báo động trên toàn cầu

Băng trôi tại Vịnh Chiriguano ở Nam Cực. Ảnh: AFP/TTXVN

Băng biển ở Nam Cực đang giảm xuống mức thấp kỷ lục vào thời điểm này trong năm. Một số nhà khoa học lo ngại rằng đó là một dấu hiệu nữa cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu đã lan đến khu vực tách biệt này.

Vào cuối tháng 2, băng biển ở Nam Cực đạt mức thấp nhất kể từ khi ghi dữ liệu này vào đầu vào những năm 1970, chỉ còn 1,7 triệu km2. Ông Ted Scambos, nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Colorado-Boulder nhận xét: “Không chỉ là mức thấp kỷ lục. Băng biển đang có xu hướng giảm rất nhanh”.

Khi Nam Cực bước vào mùa đông và băng biển bắt đầu hình thành trở lại, mức độ hình thành băng vẫn thấp kỷ lục vào thời điểm này trong năm.

Theo ông Scambos, tình hình giảm băng biển thực sự bất thường và đáng báo động. Diện tích băng biển của Nam Cực đang là khoảng 1 triệu km2, thấp hơn mức so với thời điểm này trong năm.

Các nhà khoa học cho biết có mối liên hệ giữa tình trạng băng biển suy giảm này và vùng nước ấm ngoài khơi Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Họ cho biết thậm chí chỉ cần đại dương ấm lên 1/10 độ C thì cũng ngăn băng biển hình thành như bình thường.

Băng biển suy giảm cũng gây ra tác hại nghiêm trọng đối với các loài động vật ở đây, trong đó có chim cánh cụt sống dựa vào băng biển để kiếm ăn và ấp trứng.

Mức CO2 cao kỷ lục

Bốn xu hướng thời tiết cực đoan đáng báo động trên toàn cầu

Các tòa nhà tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) chìm trong khói mù dày đặc ngày 5/11/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Vào đầu tháng này, các nhà khoa học tại NOAA và Viện Hải dương học Scripps tại Đại học California cho biết mức độ CO2 trong không khí đã đạt mức kỷ lục vào tháng 5.

Các nhà khoa học dự báo rằng kỷ lục này sẽ tiếp tục tăng đều đặn tới mức chưa từng thấy trong hàng triệu năm. Theo NOAA, mức độ ô nhiễm carbon hiện cao hơn 50% so với trước Cách mạng Công nghiệp.

Theo Tin tức

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.