Vì sao Chelsea, MU, Man City hay Liverpool vẫn “sống khỏe” qua đại dịch?

Nghiên cứu của Đại học Liverpool cho thấy sự chênh lệch rất lớn về số tiền thu được của các đội tại Premier League trong các ngày thi đấu. Arsenal, Liverpool và Spurs đều kiếm được hơn 1.500 bảng từ mỗi người hâm mộ trong mỗi mùa.

Vì sao Chelsea, MU, Man City hay Liverpool vẫn “sống khỏe” qua đại dịch?

Manchester United kiếm được 1.488 bảng Anh, nhưng đáng chú ý là bây giờ họ chỉ kiếm được nhiều hơn 43 bảng cho mỗi người hâm mộ từ ngày diễn ra trận đấu so với 10 năm trước

Trong khi đó, Manchester City thu khoảng 1.000 bảng từ mỗi người hâm mộ mặc dù tăng trưởng rất lớn trong thập kỷ khi hoạt động thương mại của họ bắt kịp với thành công trên sân cỏ. Ở chiều ngược lại, các đội bóng vừa và nhỏ như Burnley, Everton và Wolves kiếm được ít hơn 400 bảng cho mỗi người hâm mộ.

Chelsea là đội kiếm được nhiều tiền nhất từ ​​các cổ động viên đến xem các trận đấu ở Premier League. Theo đó, The Blues kiếm được hơn 1.600 bảng tiền vé, hàng hóa và đồ ăn thức uống từ mỗi cổ động viên tại Stamford Bridge mỗi mùa giải.

Vì sao Chelsea, MU, Man City hay Liverpool vẫn “sống khỏe” qua đại dịch?

Trong khi các câu lạc bộ Premier League đã có được sự gia tăng ngoạn mục về doanh thu nhờ các hợp đồng phát sóng, thu nhập từ trận đấu vẫn là một yếu tố quan trọng trong tổng thu nhập của họ và họ muốn thấy nó tăng trưởng thêm nữa.

Do đó, các câu lạc bộ lớn nhất đang làm mọi cách để có thể thu được thêm càng nhiều tiền từ những chiếc vé đắt hơn và những dịch vụ bổ sung ở trong sân vận động.

Trong khi đó, người hâm mộ đang phàn nàn về giá vé, với hơn một nửa trả lời cuộc khảo sát của Hiệp hội những người ủng hộ bóng đá vào tháng trước cho biết chi phí của trận đấu hiện ở mức quá cao.

Kieran Maguire, chuyên gia tài chính bóng đá tại Đại học Liverpool, nói với Daily Mail: “Các câu lạc bộ như Arsenal và Spurs có những sân vận động có sức chứa 60.000 người đang tận thu một cách triệt để từ những người hâm mộ của họ”.

Vì sao Chelsea, MU, Man City hay Liverpool vẫn “sống khỏe” qua đại dịch?

“Chelsea đang hướng tới việc thu lại khoảng 4.000 bảng từ mỗi cổ động viên bắt đầu từ mùa giải năm sau. Giá cả cao, nhưng mọi người sẵn sàng trả. Chính vì thế, các câu lạc bộ đã chuẩn bị sẵn sàng để tăng thêm”.

“Một số câu lạc bộ, đặc biệt là các câu lạc bộ ở thủ đô London, có lượng người hâm mộ đa dạng hơn về mức độ giàu có. Vì vậy, không ngạc nhiên khi các đội bóng này đứng đầu về doanh thu từ bán vé”, ông nói thêm.

Các đội bóng hàng đầu luôn tìm ra những cách ngày càng thông minh để thúc đẩy tăng trưởng. Một chiến thuật chủ yếu là nâng cấp thêm chỗ ngồi một cách tối đa.

Trong trường hợp các sân vận động không được phép mở rộng thêm, họ có thể tạo thêm “chỗ ngồi VIP” trong các khu vực của sân vận động yêu cầu trả trước phí thành viên và cho phép CĐV có thể ngồi gần với khu vực dành cho cầu thủ, huấn luyện viên hoặc tầm nhìn ra đường hầm khi các đội chuẩn bị vào sân.

Vì sao Chelsea, MU, Man City hay Liverpool vẫn “sống khỏe” qua đại dịch?

Ngoài ra, các câu lạc bộ có thể giới hạn số lượng vé theo mùa có sẵn để tăng doanh số bán theo từng trận đấu. Điều này cho phép họ tính thêm tiền mua vé và thu hút số lượng “khách du lịch bóng đá” ngày càng tăng, những người sẵn sàng chi số tiền lớn hơn tại cửa hàng của câu lạc bộ và trong các khu vực dành cho người hâm mộ.

Maguire nói: “Các câu lạc bộ như Manchester United và Liverpool có thể bán hết vé cho những người không mua vé theo mùa mỗi tuần”.

Một phân tích về những người hâm mộ theo dõi trận đấu của Liverpool cho thấy chỉ hơn một nửa đến từ Liverpool hoặc khu vực lân cận, một phần ba đến từ khắp Vương quốc Anh và mỗi tuần 10% đến từ nước ngoài.

Premier League vẫn đang làm ăn có lãi bấp chấp đại dịch trong khi các nền bóng đá khác thực sự lao đao. Đó là một phần nguyên nhân các đội bóng Anh vẫn đang thống trị tại các cúp châu Âu.

Theo Bongda+

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast