Các nước châu Á nợ ngập đầu

Các tổ chức tài chính quốc tế vừa lên tiếng cảnh báo nhiều quốc gia châu Á đã vay quá nhiều để đảm bảo tăng trưởng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và giờ rơi vào cảnh nợ ngập đầu.

Các nước châu Á nợ ngập đầu ảnh 1

Công nhân làm việc tại một công trình xây dựng hạ tầng ở Bắc Kinh. Nợ công Trung Quốc hiện bằng 282% GDP - Ảnh: World Finance

Theo báo Wall Street Journal ngày 21-4, báo cáo của Viện Toàn cầu Mckinsey (MGI) cho biết 50% số nợ toàn cầu trong vòng bảy năm qua tập trung tại các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á. Chỉ riêng Trung Quốc chiếm 1/3 trong tỉ lệ tăng nợ công toàn cầu kể từ năm 2007.

Tỉ lệ nợ của Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc hiện cao hơn mức trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990. Một số nước như Hàn Quốc, Malaysia và Úc có tỉ lệ nợ hộ gia đình tính trên thu nhập cao hơn cả Mỹ trước khủng hoảng tài chính năm 2008.

Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia Frederic Neumann thuộc Hãng HSBC Holdings PLC mô tả các nước châu Á “nghiện nặng vay vợ”. Mô hình vay nợ có sự khác biệt ở các quốc gia khác nhau tại châu Á. Ở Trung Quốc, các công ty nhà nước, tập đoàn địa ốc và chính quyền các địa phương vay nợ ồ ạt để đổ tiền vào các dự án quy mô lớn.

Ngược lại tại Malaysia và Thái Lan, người tiêu dùng vay bộn tiền để duy trì cuộc sống trung lưu, ví dụ như mua nhà, mua xe và các thiết bị gia dụng. Ở Nhật, chính phủ tiếp tục vay nợ, đưa tổng nợ của nước này lên 400% GDP, cao nhất trên thế giới.

Tổng nợ của Trung Quốc tăng vọt lên 28.200 tỉ USD giữa năm 2014, tương đương 282% GDP, cao gấp gần bốn lần so với mức 7.400 tỉ USD của năm 2007.

Tại các quốc gia nghèo hơn như Ấn Độ và Indonesia, tổng nợ là khá thấp so với quy mô nền kinh tế.

Tuy nhiên nợ của các công ty đầu tư hạ tầng Ấn Độ đang trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế.

Các nước như Hàn Quốc và Thái Lan phải đối phó với tình trạng nợ công cao và dân số già kết hợp, đồng nghĩa việc nền kinh tế đã chậm lại của các nước này khó có khả năng tăng trưởng cao như trong quá khứ.

Các chuyên gia cho rằng nợ lớn sẽ không đẩy cả châu Á vào khủng hoảng tài chính nhưng có nhiều xu thế đáng lo ngại. Ở Trung Quốc, 50% tổng nợ dính dáng đến địa ốc và 1/3 xuất phát từ hệ thống ngân hàng ngầm của nước này. Tình trạng đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tài chính quốc gia.

Mối lo ngại lớn nhất là lãi suất Mỹ tăng, có thể đẩy dòng vốn nước ngoài ra khỏi châu Á khiến tăng trưởng sụt giảm, ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán khu vực, gây bất ổn đối với các thị trường ngoại hối.

Theo báo Financial Times, mới đây Phòng Thương mại Thái Lan cảnh báo nợ hộ gia đình ở nước này sẽ tăng lên 100% GDP vào năm 2020.

Giám đốc Phòng Thương mại Thái Lan Piyabutr Cholvijarn cảnh báo nếu Thái Lan không giải quyết được vấn đề nợ hộ gia đình, nước này có thể đối mặt với khủng hoảng tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

Theo thống kê của Ngân hàng Morgan Stanley, kể cả không tính đến Nhật thì tổng nợ ở châu Á vẫn tăng lên tới 205% GDP vào năm 2014, vượt xa mức 144% của năm 2007 và 139% của năm 1996.

Theo Tuổi trẻ

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Giá xăng ngày 29/5 sẽ bật tăng?

Giá xăng ngày 29/5 sẽ bật tăng?

Giá xăng dầu ngày 29/5 được dự báo tiếp tục diễn biến trái chiều, trong đó, giá xăng có thể bật tăng 50-100 đồng/lít.
Tài chính thị trường ngày 28/5: Giá gạo tăng, người Việt tại Nhật Bản “xoay xở từng bữa ăn”

Tài chính thị trường ngày 28/5: Giá gạo tăng, người Việt tại Nhật Bản “xoay xở từng bữa ăn”

Giá gạo tại Nhật Bản tăng lên tới hơn 1,7 triệu đồng/bao, khiến hàng trăm nghìn lao động và du học sinh Việt rơi vào cảnh thắt lưng buộc bụng, nhiều người buộc phải chuyển sang ăn mì, bún để cầm cự qua ngày. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 28/5 của Báo Hà Tĩnh.
Khẩn trương thu hoạch lúa xuân sau mưa lũ

Khẩn trương thu hoạch lúa xuân sau mưa lũ

Sau đợt mưa lớn kéo dài gây ngập úng trên diện rộng, nhiều diện tích lúa tại Hà Tĩnh đứng trước nguy cơ hư hỏng, người dân các địa phương đang tập trung ra đồng để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân.
Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Cao điểm chống hàng giả: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm

Cao điểm chống hàng giả: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các lực lượng phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt chú trọng các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Formosa Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Formosa Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các ban, sở, ngành, địa phương liên quan. Về phía Formosa Hà Tĩnh có ông Trần Tuấn Lương – Tổng Giám đốc cùng Ban lãnh đạo công ty.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
Rầm rộ thi công dự án Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

Rầm rộ thi công dự án Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với chủ đầu tư từng bước tháo gỡ khó khăn, có những giải pháp quyết liệt để chủ đầu tư đưa các hạng mục vào thi công.
Tài chính thị trường ngày 26/5: Nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Tài chính thị trường ngày 26/5: Nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh giao các bộ, ngành nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng, tách bạch quản lý nhà nước và kinh doanh để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 26/5 của Báo Hà Tĩnh.