Cải thiện chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Điều chỉnh phương pháp giảng dạy, hình thành thói quen tự học, tự ghi chép những kiến thức cốt lõi đối với học sinh lớp 5… là những giải pháp đang được các trường học ở Hà Tĩnh triển khai. Đây cũng là nét mới để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đầu vào bậc THCS.

Hơn 2 tuần nay, thay vì viết trên vở ô ly như trước, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thạch Thắng (Thạch Hà) đã bắt đầu làm quen với vở kẻ ngang. Từ sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, những bỡ ngỡ trong việc thay đổi cách viết, tốc độ viết của các em đã được điều chỉnh.

Cải thiện chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở ở Hà Tĩnh

Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thạch Thắng (Thạch Hà) đã bắt đầu làm quen với vở kẻ ngang.

Em Hồ Gia Khánh, học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Thạch Thắng chia sẻ: “Ban đầu thay đổi từ vở ô ly sang vở kẻ ngang, em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc căn cỡ chữ nên viết khá lâu mà chữ lại không đẹp. Tuy nhiên với sự hướng dẫn của cô giáo, em đã làm quen với vở mới và tốc độ viết cũng nhanh hơn. Chúng em còn được làm quen với cách tự ghi chép những kiến thức bài học”.

Những ngày qua, giáo viên lớp 5 Trường Tiểu học Thạch Thắng cũng đã điều chỉnh phương pháp dạy học phát huy năng lực của học sinh, tiệm cận dần với chương trình lớp 6.

Cải thiện chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở ở Hà Tĩnh

Học sinh lớp 5 đã được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm...

“Thay vì giảng dạy kiến thức cho học sinh sau đó đọc cho các em chép những nội dung chính của bài, nay chúng tôi đã hướng dẫn các em vừa nghe giảng, vừa tự ghi những phần kiến thức cốt lõi. Việc phát huy năng lực của học sinh còn được giáo viên lồng ghép linh hoạt trong từng tiết học, tổ chức theo hình thức thảo luận để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giúp các em tự tin hơn khi trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của mình”, cô Hà Thị Thùy Linh - giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, Trường Tiểu học Thạch Thắng cho hay.

Cải thiện chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở ở Hà Tĩnh

... kỹ năng thuyết trình.

Năm học 2021-2022 diễn ra trong tình hình dịch bệnh phức tạp. So với các bậc học khác, học sinh tiểu học có nhiều thiệt thòi hơn khi không thể thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Chính vì thế, việc triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh lớp 5 trước khi các em lên lớp 6 là hết sức cần thiết.

Cải thiện chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở ở Hà Tĩnh

Việc đổi mới phương pháp khiến những giờ học ở Trường Tiểu học Thạch Thắng trở nên hấp dẫn hơn.

Cô Nguyễn Thị Hạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Gia (Hương Khê) cho biết: “Để nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 5, ngoài việc linh hoạt kế hoạch dạy học, đảm bảo chương trình cốt lõi, bước sang học kỳ 2, trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm dành nhiều thời gian hơn cho các em. Qua đó, giáo viên nắm rõ kiến thức, kỹ năng của mỗi học sinh, có giải pháp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, nội dung dạy học kịp thời, phù hợp; chủ động tăng hoặc giảm nội dung, thời gian dạy học phù hợp đối tượng, chương trình”.

Cải thiện chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở ở Hà Tĩnh

Giáo viên lớp 6 Trường THCS Vũ Diệm (Can Lộc) dự giờ tại Trường Tiểu học Vượng Lộc (Can Lộc).

Việc nâng cao chất lượng tuyển sinh lớp 6 cũng được các trường THCS trên địa bàn toàn tỉnh cùng vào cuộc. Thay vì chỉ tham gia coi thi khảo sát chất lượng cuối năm như trước, năm nay bậc THCS cũng đã phối hợp chặt chẽ với bậc tiểu học qua hoạt động thăm lớp, dự giờ.

Thầy Phan Văn Thành - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Vũ Diệm (Can Lộc) cho hay: “Thực hiện hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, thời gian qua, chúng tôi đã làm việc với 2 trường tiểu học trên địa bàn trường tuyển sinh (tiểu học Vượng Lộc và tiểu học Võ Liêm Sơn, xã Thiên Lộc) để cử giáo viên các môn Toán, Văn và Tiếng Anh lớp 6 xuống các trường tiểu học dự giờ. Đồng thời các trường tiểu học cũng cử giáo viên lớp 5 dự các giờ giảng của lớp 6. Từ đó, trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy nhằm rút ngắn khoảng cách giữa 2 cấp học”.

Cải thiện chất lượng đầu vào bậc trung học cơ sở ở Hà Tĩnh

... và trao đổi chuyên môn sau dự giờ để chia sẻ phương pháp giảng dạy.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, học sinh lớp 5 sẽ kết thúc chương trình học tập, bước vào kỳ thi khảo sát chất lượng cuối năm. Việc thực hiện các giải pháp để rút ngắn khoảng cách giữa 2 cấp học theo tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục đang được các trường tiểu học và THCS ở Hà Tĩnh triển khai. Đây cũng là nét mới của ngành giáo dục trong việc thực hiện chủ đề về chất lượng dạy học bậc THCS.

Trong quá trình chỉ đạo, theo dõi việc triển khai nhiệm vụ năm học tại các phòng GD&ĐT và qua kiểm tra chuyên môn đầu năm học tại một số trường THCS cho thấy học sinh lớp 6 đang còn gặp khó khăn trong quá trình học tập. Đặc biệt, nhiều em chữ viết sai chính tả, viết chậm, lúng túng,… dẫn đến không theo kịp tiến độ bài học. Các giải pháp nâng cao chất lượng lớp 5 lên lớp 6 đang được tập trung thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế nói trên.

Thầy Trần Hậu Tú - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông - Sở GD&ĐT

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.