Cẩm Lộc mùa câu cá đuối

(Baohatinh.vn) - Mỗi độ ra Giêng, trông con nước và cơn gió đổi chiều, người dân làng biển Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) lại háo hức vào mùa câu cá đuối. Tuy nghề này đã mai một ở nhiều vùng biển trên địa bàn Hà Tĩnh nhưng lại đang “hái ra tiền” đối với ngư dân ở Cẩm Lộc.

Vừa mải miết sơn sửa lại con tàu 52 CV chuẩn bị cho mùa đánh bắt cá đuối, ngư dân Lê Xuân Thăng (thôn 8, Cẩm Lộc) chia sẻ với chúng tôi câu chuyện về 20 năm gắn bó với nghề. “Nghề câu vương (không sử dụng mồi) vất vả ngay từ khâu chuẩn bị ra khơi. Từ việc mài giũa lưỡi câu, gỡ câu, xếp câu, đến chọn vị trí, thời điểm thả câu, tất cả đều phải cực chuẩn thì mới hy vọng được cá. Khó nhất là công đoạn dùng chì xác định đất đáy để tìm nơi có nhiều cá. Theo kinh nghiệm của cha ông, vùng đất cát pha bùn là nơi hấp dẫn loại cá này, bởi ở đây thường tập trung nhiều loại mồi như tôm, ghẹ lột, ốc hấp dẫn cá đuối”.

cam loc mua cau ca duoi

Ngư dân Lê Thế Kỷ chuẩn bị tàu thuyền ra khơi câu cá đuối.

Ông Hoàng Xuân Hiệu - Phó Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Lộc, cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có khoảng 50 thuyền có công suất từ 30 CV trở lên với hơn 100 lao động chuyên nghề này. Những năm gần đây, cá đuối được thị trường đón nhận, đặc biệt là xuất khẩu, nên giá cả tăng khá hơn trước, dao động từ 50 - 65 ngàn đồng/kg nên thu nhập của ngư dân cũng được cải thiện”.

Mưu sinh trên biển nên với ngư dân, việc tìm kiếm những bạn thuyền đồng cam cộng khổ là điều hết sức quan trọng. Chính vì thế, từ những chuyến đi được mùa, các ngư dân sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, ngư trường để rủ thêm nhiều bạn thuyền cùng đi. Ngư dân Lê Thế Kỷ (thôn 9) cho biết: “Hiện tại, tôi có tàu công suất 90 CV gồm 5 bạn cùng đi. Ăn tết xong, chúng tôi đã bảo dưỡng máy móc, tu sửa lại tàu thuyền, sắm sanh đầy đủ ngư cụ. Bây giờ chỉ chờ con nước và gió đổi chiều nữa là bắt đầu cho một mùa đánh bắt mới”.

Theo những ngư dân lão luyện với nghề, vào độ tháng 3, khi gió đổi hướng Đông Nam, hướng Nam, hoặc Tây Nam, là lúc cá đuối áp lộng sinh sản, đó cũng là thời điểm lý tưởng cho những đoàn tàu xuất bến. Ngư trường câu cá đuối quen thuộc của ngư dân Cẩm Lộc tập trung ở vùng biển miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng.

Anh Lê Xuân Thăng cho biết, cá đuối được ưa chuộng nên khai thác đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Đến thời điểm hiện tại, cá đuối vẫn ổn định ở mức trên 50 ngàn đồng/kg. Nếu chịu khó bám nghề, bám biển, mỗi mùa đánh bắt, trung bình mỗi bạn thuyền cũng có thu nhập ổn định từ 60-70 triệu đồng”.

Mùa đánh bắt cá đuối lại bắt đầu. Việc hỗ trợ của Chính phủ, nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại sau sự cố môi trường đã giúp bà con phần nào bớt khó khăn trong việc mua sắm thêm ngư cụ, tu sửa lại tàu thuyền bám biển. Gió đã bắt đầu đổi chiều, ngư dân Cẩm Lộc đang chờ con nước sinh để bắt đầu mùa vụ mới với nhiều hy vọng bội thu.

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.