Cần chấm dứt việc đốt rác bên đường Nam Cầu Cày đi Thạch Đồng

(Baohatinh.vn) - Lâu nay, rác ở Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh) được xử lý bằng hình thức trữ ngay bên đường Nam Cầu Cày đi Thạch Đồng, rồi tiến hành… đốt. Cứ ít ngày một lần, hàng tấn rác được đốt cháy ngay bên lề đường; lửa khói nghi ngút, bao trùm cả một phần đường, bay cả vào khu dân cư, gây khó khăn cho người tham gia giao thông, làm ô nhiễm môi trường.

can cham dut viec dot rac ben duong nam cau cay di thach dong

Mới đây, khi lưu thông qua đoạn đường nói trên, chúng tôi phải vất vả lắm mới lựa được khoảnh khắc an toàn để vượt qua cột khói đen ngùn ngụt. Ngọn lửa cao hàng mét, cộng với cột khói mù mịt và mùi hôi thối, khét lẹt khiến người tham gia giao thông khi qua đây rất vất vả. Đi ô tô thì sợ lửa táp cháy xe; đi xe máy thì khói làm cay xè mắt. Nhiều người đi xe máy phải dừng lại, chờ khi bớt lửa khói mới bịt mũi chạy qua.

Anh Hoàng - một người dân thị trấn Thạch Hà cho biết, ngày nào anh cũng đi về qua tuyến đường này và cứ ít ngày lại bị “tra tấn” một lần như thế. Anh Hoàng bức xúc: “Đốt rác ngay bên đường lớn, cạnh khu dân cư như thế này là không thể chấp nhận được. Ở đây thấy đốt rác từ năm này qua năm khác, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Ở các xã nông thôn bây giờ người ta xây lò đốt rác mi ni, không ai đốt như thế nữa”.

Xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải của nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc xử lý rác bài bản, hợp vệ sinh môi trường là điều bắt buộc phải làm. Đặc biệt, môi trường cũng là một trong những tiêu chí “cứng” mà các xã phải nỗ lực thực hiện để đạt được yêu cầu. Việc tập kết rác thành đống rồi ít ngày đốt một lần như ở Thạch Đồng lâu nay cần sớm được chấm dứt. Tìm biện pháp xử lý rác thải đúng quy định là điều mà địa phương cần phải tính sớm.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.