Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

(Baohatinh.vn) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh tại cuộc họp nghe và cho ý kiến về dự thảo đề án “Phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” diễn ra vào sáng nay (10/6).

Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh chủ trì cuộc họp. Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Dương Tất Thắng, Đặng Ngọc Sơn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố cùng dự.

Với mục tiêu phát triển giáo dục mầm non và phổ thông Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đề án “Phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” hướng tới việc sắp xếp tổ chức lại hệ thống trường lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập; tăng cường tính tự chủ, chịu trách nhiệm của các trường công lập. Đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đồng bộ về số lượng, cơ cấu, chuẩn về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Hà Văn Trọng: Việc tự chủ tài chính ở một số trường cần phải có lộ trình cụ thể, phải căn cứ vào thực tế đời sống nhân dân trên từng địa bàn.

Đề án đã đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ giải pháp. Trong đó, mấu chốt là việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống trường lớp và cơ cấu lại đội ngũ.

Riêng về hệ thống trường lớp sẽ chuyển đổi một số trường mầm non công lập ở những nơi có điều kiện sang tư thục. Với giáo dục phổ thông, sẽ sáp nhập theo mô hình liên cấp. Theo phương án này, sau khi hoàn thành quy hoạch, toàn tỉnh sẽ có 657 trường công lập, giảm 54 đầu mối, tương đương với 7,6% so với năm 2015.

Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh: Sáp nhập trường lớp cần đưa ra quan điểm cụ thể, rõ ràng. Cần giữ nguyên điểm trường sau khi sáp nhập.

Góp ý vào dự thảo đề án, các đại biểu cơ bản đồng tình với phương án sáp nhập trường lớp. Tuy nhiên việc huy động cơ sở vật chất cần cụ thể hóa bằng giải pháp cụ thể để đảm bảo cơ sở vật chất dạy học.

Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải: Quan điểm của đề án là phát triển giáo dục toàn diện, nhưng nội dung đề án còn nặng về sắp xếp, quy hoạch trường lớp.

Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Cần tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới và nghiên cứu cơ chế xã hội hóa để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng: Việc quy hoạch, huy động nguồn lực, sáp nhập trường... cần xây dựng khung để các địa phương tự xây dựng cơ chế. Việc chuyển mô hình trường công sang trường tư cần thực hiện cẩn trọng.

Vấn đề tự chủ cần làm rõ hơn, phải có mức giao cụ thể hoặc chỉ rõ những khoản tự chủ; có chính sách ưu tiên cho những trường được giao tự chủ 100%. Cần có chính sách đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, sức khỏe...

Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Xây dựng đề án giáo dục là cần thiết nhưng cần phải tạo được quan điểm và sự đồng thuận cao. Việc tham mưu cơ chế, chính sách cần rõ ràng hơn.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh ghi nhận những cố gắng của ngành giáo dục và các địa phương trong quá trình xây dựng dự thảo đề án.

Cần đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Xây dựng đề án nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Sáp nhập là để kiện toàn, tinh gọn bộ máy, không làm xáo trộn việc dạy và học.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Giáo dục là toàn dân, việc xây dựng đề án nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, bố cục đề án phải chia làm 2 phần chính, đó là phát triển chất lượng giáo dục và sắp xếp lại hệ thống trường lớp. Nên đánh giá sâu hơn, kỹ hơn chất lượng giáo dục toàn diện, kể cả việc phát triển thể chất, tinh thần, kỹ năng sống, vấn đề quản lý…

Về tổ chức bộ máy sau sáp nhập, phải thực hiện nghiêm túc nghị quyết của cấp trên. Sáp nhập là để kiện toàn, tinh gọn bộ máy, không làm xáo trộn việc dạy và học.

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.