Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

(Baohatinh.vn) - Tại cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Đề án "Phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo" diễn ra sáng nay (14/5), Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh: "Đến năm 2025, giáo dục phải hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu".

Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

Cùng chủ trì cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tham dự.

Với mục tiêu tạo bước phát triển mới về cơ cấu và quy mô, đảm bảo điều kiện thuận lợi để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”.

Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Đề án cần ngắn gọn nhưng phải bổ sung phần đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp căn cơ hơn, đặc biệt là giải pháp về đội ngũ.

Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải: Việc quy hoạch trường lớp cần cân nhắc phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương và mục tiêu phát triển, phù hợp với quan điểm của giáo dục Hà Tĩnh trong giai đoạn mới đó là toàn diện và thực chất.

Dự thảo đề án đã đánh giá thực trạng giáo dục Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2017 từ hệ thống trường mầm non và phổ thông; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học.

Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Hà Văn Trọng: Đề án cần có phần đánh giá về chất lượng, thực trạng giáo viên ở từng cấp học để đưa ra giải pháp cụ thể; tỉnh cần có cơ chế mạnh hơn về vấn đề xã hội hóa giáo dục.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 728 trường mầm non và phổ thông, trong đó, công lập giảm 94 trường, ngoài công lập tăng 8 trường so với năm học 2011 - 2012. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số trường quy mô nhỏ, trường mầm non, tiểu học có nhiều điểm trường, đội ngũ giáo viên còn thiếu, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng miền…

Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Văn Lượng: Cần nghiên cứu thống nhất việc sáp nhập trường lớp theo địa giới hành chính hay căn cứ vào thực tiễn.

Với mục tiêu phát triển giáo dục Hà Tĩnh một cách đồng bộ, cân đối cơ cấu và quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của nhân dân, hướng tới xã hội hóa học tập, đề án đã đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ giải pháp, trong đó có các giải pháp trọng tâm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về giáo dục của toàn xã hội; tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục; thí điểm chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang cơ chế tự chủ tài chính...

Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

Phó Giám đốc Sở Tài chính Phùng Thị Nguyệt: Ngành giáo dục phải rà soát cụ thể hơn việc tự chủ tại các trường để có số liệu chính xác trong xây dựng đề án và cũng không nên đưa ra mức học phí cụ thể.

Tại cuộc họp, các đại biểu đều khẳng định tính cần thiết của đề án. Một số đại biểu cho rằng: Đề án cần đánh giá kỹ hơn về thực trạng và chất lượng giáo viên ở từng cấp học, có dự báo tình hình để đưa ra các mục tiêu, giải pháp phù hợp, có tính chiến lược.

Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Việc sáp nhập trường theo hình thức nhiều cấp và công tác sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cần có sự cân nhắc, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh ghi nhận những cố gắng của ngành giáo dục và các địa phương trong quá trình xây dựng dự thảo đề án.

Xây dựng đề án giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển đại trà gắn với chuyên sâu

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy phải có phương án rõ ràng, gắn với tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII

Tuy nhiên, đề án chưa nêu được tầm quan trọng của việc xây dựng đề án trong điều kiện mới, bố cục của đề án cần sắp xếp lại, việc đánh giá tình hình giáo dục cần cụ thể, chi tiết. Đề án phải nêu bật được cơ chế, chính sách, sự quan tâm của tỉnh đối với công tác giáo dục; mạnh dạn đánh giá những hạn chế của ngành, khó khăn về dạy học, tổ chức bộ máy, đội ngũ, chất lượng thi cử; đánh giá cụ thể mô hình xã hội hóa, bán công chuyển sang công lập, chương trình sách giáo khoa, phân luồng học sinh...

Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh: "Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy phải có phương án rõ ràng, gắn với tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII".

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.