Cần mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực

(Baohatinh.vn) - Tại hội thảo do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức tại Hà Tĩnh, các đại biểu đã được chia sẻ những hướng dẫn của quốc tế về cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Cần mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực

Toàn cảnh hội thảo.

Sáng 3/11, tại Hà Tĩnh, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội thảo “Truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới".

Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH và ông Matt Jackson - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, đại diện các bộ, ngành liên quan, đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH một số tỉnh, thành phố.

Cần mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: “Tại Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới nói chung và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới là một trong những nội dung được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan không ngừng quan tâm và cam kết thực hiện thông qua các giải pháp về mặt thể chế, chính sách, truyền thông, nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú”.

Cần mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành tham dự hội thảo.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, sự quan tâm, vào cuộc của các bộ, ngành, cơ đối với công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới còn được thể hiện thông qua các cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết các khía cạnh khác nhau của bạo lực trên cơ sở giới như: Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình; Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bản giữa các Bộ: LĐ-TB&XH, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao; Quy chế phối hợp về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em giữa các Bộ: LĐ-TB&XH, GD&ĐT, Y tế, Công an.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại khá phổ biến và điều đáng quan tâm là phần lớn phụ nữ bị bạo lực vẫn chưa tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc từ chính quyền địa phương.

Hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và kỹ năng của cán bộ, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan vẫn chưa thống nhất, đồng bộ đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác hỗ trợ cho người bị bạo lực và tạo tâm lý e ngại cho người dân khi cần hỗ trợ.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH khẳng định cần thiết phải mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực, đặc biệt, cần có sự vào cuộc, kết nối, phối hợp chặt chẽ của tất cả các cơ quan và tổ chức liên quan ở cấp Trung ương cũng như địa phương.

Tại hội thảo, các đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương và cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới cũng đã trao đổi, thảo luận, đưa ra nhiều khuyến nghị phù hợp, khả thi.

Cần mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu phát biểu tại hội thảo.

Các đại biểu đề xuất cần có quy chế phối hợp ở cấp Trung ương cũng như địa phương, trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan liên quan trong công tác công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Cần mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực

Ông Matt Jackson - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu ý kiến.

Ông Matt Jackson - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam khẳng định: UNFPA cam kết tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng quy chế phối hợp liên ngành ở cấp quốc gia và cấp địa phương, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, để không ai bị bỏ lại phía sau. Quy chế phối hợp liên ngành sẽ đảm bảo nỗ lực phòng chống và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được toàn diện, xuyên suốt và người bị bạo lực trên cơ sở giới có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ một cách kịp thời, có chất lượng cho dù họ sống ở bất kỳ đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cần mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực

Ông Lê Khánh Lương - Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) chia sẻ những cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở về giới.

Các thông tin, kinh nghiệm và ý kiến thảo luận, chia sẻ tại hội thảo sẽ là những cơ sở quan trọng cho việc tiến tới nghiên cứu, đề xuất hình thành một cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cấp quốc gia trong thời gian tới...

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.