Cần quy định hát Quốc ca trong lễ chào cờ

(Baohatinh.vn) - Những năm từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở về trước, việc thực hiện nghi lễ chào cờ Tổ quốc tại các lễ kỷ niệm, ngày lễ, hội nghị... các thế hệ người Việt Nam đều hát Quốc ca. Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc và nhân dân.

Để giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, nên quy định hát Quốc ca khi chào cờ.
Để giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, nên quy định hát Quốc ca khi chào cờ.

Thế nhưng, sau này, trong lễ chào cờ, phần lớn người ta đã thay hát Quốc ca bằng việc nghe Quốc thiều hay Quốc ca qua… loa đài! Điều đó vừa làm giảm tính trang nghiêm và ý nghĩa của lễ chào cờ, vừa tạo nên một thế hệ con dân nước Việt không hát được... Quốc ca!

Cách đây khoảng 1 tháng, Đài Truyền hình Việt Nam đưa hình ảnh các chiến sĩ tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc ở Hoàng Sa, trong lễ chào cờ Tổ quốc, đã hát vang bài Quốc ca. Việc làm tưởng như bình thường nhưng trong bối cảnh hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt với tàu Trung Quốc để làm nhiệm vụ chấp pháp, tiếng hát của các anh cất lên giữa biển trời bao la của Tổ quốc đã làm xúc động trái tim của triệu triệu người Việt Nam.

Ngay sáng 8/7, tại hội thi bí thư chi bộ giỏi do Đảng bộ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh tổ chức, đội văn nghệ của đơn vị đã trang nghiêm hát Quốc ca, làm hàng trăm người trong hội trường xúc động. "Vì nhân dân chiến đấu không ngừng... Nước non Việt Nam ta vững bền...", lời bài hát làm ta nhớ mãi và tự hào về Tổ quốc và con người Việt Nam.

Từ thực tế đó, để giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, chúng tôi cho rằng, nên quy định hát Quốc ca là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức trong các buổi chào cờ, các dịp kỷ niệm, ngày lễ...

Đọc thêm

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
 “Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

“Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.