Cần sớm giải quyết dứt điểm ô nhiễm từ trại lợn ở Kỳ Phong

(Baohatinh.vn) - Hoạt động của Trung tâm Giống chất lượng cao Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh) hiện đang gây ô nhiễm môi trường nặng. Dù người dân và báo chí đã nhiều lần phản ánh nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan vẫn còn chậm trễ, thiếu quyết liệt trong việc xử lý.

can som giai quyet dut diem o nhiem tu trai lon o ky phong

Theo chị Tô Thị Thiền, trước đây, nước chảy qua dòng kênh này có thể rửa và giặt dũ quần áo. Nhưng từ khi có trại lợn, dòng kênh bị ô nhiễm nặng và trở thành nỗi khiếp đảm đối với những người sống xung quanh.

Trao đổi với chúng tôi, bà con ở đây đều tỏ ra lo lắng cho môi trường sống, sức khỏe cộng đồng và những tác động đối với hoạt động sản xuất do ô nhiễm gây ra. Chị Tô Thị Thiền (thôn Nam Phong) bực bội: “Những năm trước, vùng Đập Đồi này là vựa lúa của thôn, nhưng những vụ gần đây thì thất thu hoàn toàn. Riêng vụ này, rất nhiều diện tích lúa không cần bón phân, chẳng cần bỏ đạm mà vẫn tốt rợp, không trổ bông. Chúng tôi phải cắt bỏ bớt ngọn 2-3 lần rồi, nhưng nguy cơ thêm một vụ mùa thất bát nữa đang dần hiện hữu.”

Cũng theo phản ánh của người dân, không chỉ nước thải ngoài ruộng có màu sắc khác lạ, mùi hôi thối, tiếp xúc thì bị mẩn ngứa, mà ngay cả các giếng khơi của người dân cũng bắt đầu bị ảnh hưởng. Nhiều hộ phải mua máy lọc nước khử độc ozone về dùng, nhưng xem ra đây chỉ là giải pháp tình thế...

can som giai quyet dut diem o nhiem tu trai lon o ky phong

Khu vực xả nước thải ra môi trường của Trung tâm Giống chất lượng cao Kỳ Phong

Đáng nói, trong khi môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng thì chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp lại vào cuộc thiếu quyết liệt.

Làm việc với chúng tôi, cán bộ xã, huyện trả lời chung chung kiểu: “Chúng tôi biết rồi và đã báo cáo lên huyện, thẩm quyền của xã chỉ đến thế” hoặc “Chúng tôi đã đi kiểm tra và đang làm tờ trình về sự việc...”

can som giai quyet dut diem o nhiem tu trai lon o ky phong

Chị Nguyễn Thị Cảnh tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của gia đình và cộng đồng khi cục lọc trong máy lọc nước chỉ sử dụng vài ba ngày đã bẩn như thế này

Ông Lê Văn Nhị - Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Mitraco cho biết: “Chúng tôi sẽ sớm tiếp xúc và đối thoại với người dân. Nếu có thiệt hại về lúa, hoa màu thì công ty sẽ tính toán và hỗ trợ. Ngoài ra, để đảm bảo môi trường, chúng tôi đang đầu tư dây chuyền xử lý nước thải khép kín tại trại giống này, dự kiến đầu tháng 6/2017 sẽ xong. Khi đưa vào sử dụng thì nước thải sẽ không còn chảy ra môi trường mà nó sẽ được tái sử dụng để lau chùi chuồng trại”. Dù muộn, nhưng đây là những động thái tích cực, cần thiết của doanh nghiệp để khắc phục tình hình.

Có thể khẳng định rằng, môi trường đang bị ô nhiễm do trại lợn gây ra là có thật, nguyện vọng được đảm bảo môi trường sống của người dân thôn Nam Phong là hoàn toàn chính đáng. Vì vậy, huyện Kỳ Anh, các ngành chức năng, doanh nghiệp cần tập trung vào cuộc giải quyết thấu đáo, tránh tình trạng "cái sảy này cái ung".

Đọc thêm

Cần xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Võ Xuân Hoa

Cần xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Võ Xuân Hoa

Ông Võ Xuân Hoa ở xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh) phản ánh đến Báo Hà Tĩnh việc ông bị người khác tranh chấp thửa đất của gia đình dẫn đến không làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua xác minh, chúng tôi nhận thấy nội dung phản ánh ông Hoa hoàn toàn có căn cứ, cần được quan tâm giải quyết.
Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.