Cẩn trọng khi dùng nước muối sinh lý chăm sóc trẻ

Thói quen nhỏ nước muối sinh lý cho bé sơ sinh để vệ sinh mũi họng như biện pháp để “phòng tránh” bị các bệnh về họng, hệ hô hấp là sai lầm thường thấy.

Tuy nhiên, Natri Clorid 0,9% dùng quá thường xuyên như vậy có thật sự công hiệu như mọi người vẫn nghĩ và có tác dụng phụ ngoài ý muốn?

Đối với trẻ sơ sinh không bệnh, không phải là "bệnh nhân", bạn không nên sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày. Cơ thể bé sơ sinh đã có đầy đủ các hệ thống dịch sát khuẩn tự nhiên để bảo vệ hệ niêm mạc, đặc biệt đối với các bé được bú mẹ hoàn toàn. Đây là chia sẻ của Ths Lê Nhất Phương Hồng chuyên gia sữa mẹ - Viện Sữa mẹ quốc tế.

Không có tác dụng

Natri Clorid 0,9% hay còn gọi là nước muối sinh lý là một loại dược phẩm lành tính được sử dụng nhiều trong y khoa và chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên, nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm lỏng mũi đặc hoặc nước mũi gây ngạt khó chịu cho bé.

can trong khi dung nuoc muoi sinh ly cham soc tre

Mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng nước muối sinh lý khi chăm sóc bé.

Thường xuyên đưa nước muối sinh lý vào môi trường mắt, mũi hầu như không có tác dụng trong lợi ích thường nhật đối với bé đang có niêm mạc mạnh khỏe bình thường.

Đối với mũi cũng vậy. Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Do đó khả năng hắt xì hơi và chảy nước mũi để giúp tống loại bụi, bẩn, khuẩn lạ, mầm bệnh ra ngoài của bé rất cao. Niêm mạc này cũng đang được hoàn thiện hàng ngày khi bé được nuôi sữa mẹ từ khi lọt lòng và sữa mẹ hoàn toàn.

Hệ niêm mạc này luôn tạo ra loại chất nhờn sát khuẩn và giữ ẩm tự nhiên và tăng thêm phát sinh khi cần loại bỏ mầm bệnh (đó là khi bé chảy nhiều nước mắt, hoặc chảy nước mũi).

Việc thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý gọi là "phòng bệnh" thường nhật như mô tả ở trên có thể gây nên nguy cơ đầu nhựa của bình nhỏ mũi không sạch hoặc tay người chăm sóc không sạch và nước muối sinh lý làm khô chính lớp chất nhờn giữ ẩm sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi.

Khi có cảm giác khô lặp đi lặp lại, niêm mạc mũi sẽ tự động sản sinh ra càng lúc càng nhiều dịch nhờn hơn, niêm mạc mũi bị kích ứng để "tăng chất nhờn hơn nữa", "chảy mũi" không cần thiết.

Lượng nước mũi do bị kích ứng này tụ lại ở mũi họng, mà nhiều bố mẹ hay than phiền con hay ngạt mũi, hay thở khò khè và hay ho. Lúc này, các mẹ càng gia tăng việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, tác dụng khô mũi tức thời, bé thở được ngay không ngạt mũi nhưng tiếp tục dùng nước muối sinh lý, lại tiếp tục kích ứng tạo nước mũi thành một cái vòng lẩn quẩn.

Chỉ dùng nước muối sinh lý để rửa nhanh

Theo đó, để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên bỏ qua thói quen "nhỏ mắt, mũi dự phòng" mỗi ngày khi bé đang khỏe mạnh. Chỉ áp dụng nước muối sinh lý khi bé sổ ngạt mũi ảnh hưởng đến ăn ngủ của bé.

Nước muối đi từ lổ mũi bên này và thoát ra hết ở lổ mũi bên kia, không nhỏ mũi. Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi hoặc viêm tuyến lệ, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa, sau đó nên nhỏ tiếp theo 1-2 giọt sữa mẹ (nhỏ trực tiếp từ vú mẹ, không hứng vào bình nhựa).

Sữa mẹ sát khuẩn, thân thiện với niêm mạc, nuôi dưỡng niêm mạc và giúp niêm mạc giữ ẩm tự nhiên. Khi bị viêm tuyến lệ hay đỏ mắt, sữa mẹ có thể được sử dụng một ngày nhiều lần (nhỏ trực tiếp từ vú mẹ, không hứng vào bình nhựa) để nhỏ mắt với các loại kháng thể hiệu quả và thân thiện nhất với niêm mạc mắt của bé.

Các nghiên cứu về sữa mẹ có uy tín trên thế giới đều công nhận sữa mẹ không chỉ là thức ăn, đó là thuốc quý. Sữa mẹ cũng là thuốc thức ăn cho da và niêm mạc nữa, mẹ nào đã từng dùng sữa mẹ để dưỡng da, để uống khi đau họng, nhỏ mắt nhỏ mũi đều hiểu rõ các giá trị này.

Trong một thìa sữa mẹ (5ml) có đến khoảng 300.000 kháng thể. Một giọt sữa non có chứa khoảng 3.000 kháng thể với vô số tác dụng bảo vệ và diệt khuẩn. Nếu là sữa non trong 72 giờ đầu thì lượng kháng thể này còn nhiều đến từ 8 đến 12 lần, có nghĩa có đến khoảng 3 000 000 kháng thể trong một thìa sữa non.

So với sữa mẹ, nước muối sinh lý thiếu nhiều yếu tố tích cực như: nuôi dưỡng và làm ẩm niêm mạc, thân thiện với hệ men và hệ khuẩn của các vùng niêm mạc đó, mà chỉ có sữa mẹ mới làm được. Trong khi đó, tất cả các tác dụng vệ sinh và kháng khuẩn của nước muối sinh lý thì sữa mẹ đều làm được và làm được tốt hơn.

Theo tổng hợp Medicaldaily.com (7/2013), sữa mẹ còn được dùng để nhỏ mắt, mũi, trị viêm tai, trị hăm tã, côn trùng đốt, bỏng, giảm đau họng và dùng để chế biến các thực phẩm ăn dặm lành mạnh bổ dưỡng. Vậy với các mẹ đang nuôi con sữa mẹ, hãy ghi nhận các lợi ích và giá trị tự nhiên khi cần có thể “trong uống, ngoài thoa” này của sữa mẹ.

Theo Nguyễn Tuệ/Sức Khỏe Đời Sống

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Hồn nhiên văng tục

Hồn nhiên văng tục

Nói tục, chửi bậy là một thói quen xấu, nếu con bạn nói tục nghĩa là con đang bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và thiếu sự quan tâm, chỉ bảo của người lớn.
Miền Trung đối mặt mưa lũ đỉnh điểm

Miền Trung đối mặt mưa lũ đỉnh điểm

Đợt mưa từ ngày 3/11 ở các tỉnh miền Trung được nhận định có cường độ rất lớn, vùng ảnh hưởng bao trùm cả khu vực. Mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng có thể lớn hơn mưa lũ do bão Trà Mi gây ra những ngày cuối tháng 10 vừa qua, kéo theo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt diện rộng.
Ăn trứng tốt hay xấu cho tim mạch?

Ăn trứng tốt hay xấu cho tim mạch?

Trứng là một trong những thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống. Ăn trứng cung cấp protein, chất dinh dưỡng, được coi là một trong những thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng…
Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới thế nào?

Thời tiết Hà Tĩnh 6 ngày tới thế nào?

Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh, trong khoảng 3 ngày tới, thời tiết trên địa bàn tỉnh hầu như không có mưa, ban ngày có nắng với mức nhiệt cao nhất 27-29 độ C.
Rối loạn lipid máu nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lipid máu nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng quá mức lipid hay mỡ trong máu. Tình trạng này có thể rất nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Vậy rối loạn lipid máu do đâu, có nguy hiểm không?