Cổ phiếu giảm từ Tokyo đến Sydney khi các nhà đầu tư lo ngại Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào thứ Bảy tới. Chứng khoán tương lai của Mỹ giảm nhẹ sau khi chỉ số chính giảm trong phiên qua đêm, cũng bị ảnh hưởng bởi một cơn bão lịch sử khác đang tiến về phía Florida. Trong khi những phát biểu đầy thận trọng của các quan chức Fed đã giúp trái phiếu Kho bạc Mỹ phục hồi và đẩy đồng USD suy yếu khi các nhà đầu tư ngày càng hoài nghi về lần tăng lãi suất thứ 3 của Fed trong năm nay.
Tránh xa vấn đề Bắc Triều Tiên, một loạt các tin tức kinh tế quan trọng sẽ làm sáng tỏ triển vọng toàn cầu. Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) Mario Draghi có thể cho biết rõ hơn về việc cắt giảm chương trình mua trái phiếu của ECB tại buổi họp báo sau cuộc họp chính sách hôm thứ Năm. Dữ liệu về đơn đặt hàng lâu bền cán cân thương mại, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ cũng như ấn phẩm Beige Book của Fed cũng là những số liệu sẽ được quan tâm.
Trong thời gian chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed diễn ra ngày 19-20/9 tới, các nhà đầu tư có thể nhận được những tín hiệu từ các quan chức Fed. Trong phát biểu hôm qua Thống đốc Fed Lael Brainard cho biết ngân hàng trung ương cần phải “thận trọng” về việc thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Trong khi Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari thậm chí còn nói rằng, tăng lãi suất có thể “làm tổn hại thực sự”, còn Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan nhắc lại quan điểm của mình rằng Fed nên kiên nhẫn với việc tăng thêm lãi suất. Một nhà hoạch định chính sách quan trọng khác là Chủ tịch Fed New York Bill Dudley sẽ có bài phát biểu vào thứ Năm.
Nền kinh tế Úc tăng trưởng chậm hơn dự báo trong quý 2. Cụ thể GDP quý 2 của Úc chỉ tăng 0,8% so với quý trước, thấp hơn mức 0,9% như ước tính của các nhà kinh tế. Ngân hàng Dự trữ Úc hôm thứ Ba (5/9) đã giữ nguyên lãi suất lãi suất ở mức thấp kỷ lục và Thống đốc Philip Lowe dự đoán tăng trưởng “sẽ tăng tốc từ đây vì tác động của sự sụt giảm trong đầu tư khai thác mỏ đã chấm dứt”.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần: - Theo Bloomberg Intelligence, bức tranh thương mại của Trung Quốc được dự báo sẽ cho thấy tháng tăng trưởng xuất khẩu vững chắc nữa, trong khi dự trữ ngoại hối có thể tiếp tục tăng nhờ các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và đồng NDT mạnh hơn. - ECB sẽ nhóm họp vào thứ Năm. Theo một cuộc khảo sát, Chủ tịch ECB Draghi sẽ bày tỏ lo ngại về sức mạnh của đồng euro, nhưng sẽ không nói nhiều về tương lai của chương trình mua tài sản.
Một số diễn biến chính trên thị trường:
Cổ phiếu:
- Chỉ số Topix của Nhật giảm 0,2% vào lúc 12h19 ở Tokyo; chỉ số Kospi ở Hàn Quốc giảm 0,4%; Chỉ số chính của Úc giảm 0,5%. - Chỉ số Hang Seng giảm 1% ở Hong Kong và các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc cũng thấp hơn. - Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 ít thay đổi sau khi chỉ số chính sụt giảm 0,8%. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,1% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba. - Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,4%.
Tiền tệ: - Đồng yên Nhật ổn định ở mức 108,64 JPY/USD, trong vòng 1% so với mức cao nhất của năm. - Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index không thay đổi chút nào sau khi giảm 0,3% trong phiên hôm qua. - Đôla Úc sau khi tăng lên trên 80 Uscent đã giảm xuống mức 79,93 Uscent sau khi dữ liệu GDP được công bố. - Đồng EUR biến động nhẹ ở mức 1,1914 USD. - Đồng Franc Thụy Sĩ cũng ít thay đổi ở mức 0,9546 CHF/USD.
Trái phiếu: - Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ ở mức 2,07%. Nó đã giảm 10 điểm cơ bản trong phiên hôm qua, tiệm cận mức 2% lần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2016. - Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Úc giảm khoảng 8 điểm cơ bản xuống còn 2,590%.
Hàng hóa: - Giá vàng giảm gần 0,1% xuống còn 1.338,61 USD/oz sau khi tăng 0,4% lên mức cao nhất trong năm. -Giá dầu thô WTI giảm 0,2% xuống còn 48,56 USD/thùng sau khi tăng 2,9% trong phiên hôm qua.