Chiêu trò lừa đảo “con đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp” lan ra phía Bắc

Những ngày qua, nhiều phụ huynh và một số trường học ở Hà Nội cho biết đã nhận được cuộc điện thoại “con đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp". Hàng loạt trường học đã có thông báo "khẩn" tới phụ huynh.

Chiêu trò lừa đảo “con đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp” lan ra phía Bắc

Chiều 14/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trước tình hình trên, chiều 14/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, thời gian gần đây trên địa bàn thành phố đã xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông gọi điện, nhắn tin cho người thân, cha mẹ học sinh thông báo con em trong gia đình bị tai nạn đang cấp cứu hoặc nằm viện, cần phải chuyển tiền ngay nhằm chiếm đoạt tài sản.

Để phòng, chống hiệu quả hành vi lừa đảo kể trên, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường THPT; Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố quan tâm, thực hiện nhiều nội dung.

Cụ thể, tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh và khuyến cáo cha mẹ học sinh toàn trường ở tất cả các cấp học nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa với các phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng lừa đảo.

Nhà trường quán triệt cha mẹ học sinh toàn trường, nếu nhận được cuộc gọi hoặc nhắn tin từ số máy lạ thông báo về việc con bị tai nạn cấp cứu tại bệnh viện cần bình tĩnh xác minh.

Tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào, đồng thời liên hệ ngay với nhà trường để xác minh thông tin chính xác và trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Chiêu trò lừa đảo “con đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp” lan ra phía Bắc

Thông báo của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tới phụ huynh, cảnh giác chiêu thức lừa đảo mới.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin của cán bộ, giáo viên và học sinh; tăng cường phối hợp thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình.

Thông báo số điện thoại đường dây nóng của trường đến cha mẹ học sinh và công khai trên cổng thông tin điện tử của trường. Có phương án tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phản ánh về những sự việc và thủ đoạn lừa đảo để thông tin rộng rãi đến phụ huynh.

Trong ngày 13/3/2023, rất nhiều phụ huynh học sinh tại Hà Nội đã nhận được các cuộc gọi từ đầu số 07. Các đối tượng đều thông báo cho cha mẹ về việc con họ bị tai nạn và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch rồi yêu cầu phụ huynh chuyển tiền gấp. Đặc biệt, không ít trường hợp nhóm người còn dàn cảnh, chia vai để tăng thêm lòng tin cho người bị hại.

Trước đó, tình trạng tương tự cũng đã xuất hiện tại TP Hồ Chí Minh. Không ít người đã “sập bẫy” với số tiền thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng.

Theo Báo Dân sinh

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Không chỉ là bài học riêng cho 3 bị cáo, phiên tòa mà TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở còn là lời cảnh tỉnh cho những ai hám lợi để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Đói ăn vụng, túng làm liều

Đói ăn vụng, túng làm liều

Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Khi lòng tham lấn át lý trí

Khi lòng tham lấn át lý trí

Dù trong độ tuổi lao động nhưng Phùng Hà Trang (trú ở TP Hà Tĩnh) không tu chí làm ăn, mà rẽ lối sang con đường phi pháp. Kẻ lừa đảo đã phải nhận 15 năm tù giam.