Chính phủ khởi động Đề án cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công vừa chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo vào chiều 14/4.

Theo ông, Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) giao cho Chính phủ chủ trì xây dựng ba đề án cải cách, gồm: tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp; bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

chinh phu khoi dong de an cai cach tien luong bao hiem xa hoi

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: VGP

Phó thủ tướng đánh giá việc cải cách chính sách tiền lương không đơn thuần là điều chỉnh tiền lương tối thiểu mà còn liên quan đến hệ thống chức danh, thang, bảng lương; và vấn đề quan trọng nhất là cơ cấu nguồn tiền từ ngân sách để thực hiện.

Nội dung trên cũng liên quan tới việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, khu vực đang có 2,1 triệu viên chức đang làm việc.

Phó thủ tướng cho rằng đời sống người có công đã được cải thiện nhiều trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhiều người có mức sống dưới trung bình ở nơi cư trú, cá biệt có những người lâm vào tình trạng nghèo khổ. Trong khi đó, các chính sách về bảo hiểm xã hội cũng cần tính toán, thay đổi mạnh mẽ để tăng cường tính ổn định và hiệu quả chi trả của Quỹ Bảo hiểm xã hội- một lưới an sinh quan trọng của Nhà nước.

Do đây là các vấn đề khó và phức tạp, Phó thủ tướng đề nghị Ban chỉ đạo, các bộ liên quan tích cực hoàn thiện Đề án, tổ chức tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến chuyên gia.

"Cần tập trung phân tích những bất cập của chính sách tiền lương hiện nay sau gần 15 năm áp dụng. Trả lời câu hỏi tiền lương đã tạo động lực cho người lao động chưa? Đảm bảo tối thiểu chưa? Quan hệ tiền lương trên thị trường lao động như thế nào, hệ thống thang bảng, bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, với lực lượng vũ trang hiện ra sao?", Phó thủ tướng gợi ý.

Ông cũng nhấn mạnh, đời sống người có công vẫn thấp hơn mức xã hội, vì vậy ban soạn thảo đề án cần phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan; xác định rõ các ngành nghề đặc thù; nghiên cứu chuyển những khoản thu nhập ổn định thành lương...

Sau khi Ban chỉ đạo hoàn thiện 3 đề cương về các nội dung trên, Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị để trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) vào năm 2018.

Theo VNE

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).