Hà Tĩnh trao đổi, học tập kinh nghiệm CCHC ở Quảng Ninh

(Baohatinh.vn) - Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Đình Sơn làm trưởng đoàn vừa có chuyến công tác tại Quảng Ninh nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm trong cải cách hành chính.

ha tinh trao doi hoc tap kinh nghiem cchc o quang ninh

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh tham quan Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh...

Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh; lãnh đạo một số ban Đảng Tỉnh ủy, các sở, ngành, địa phương liên quan.

ha tinh trao doi hoc tap kinh nghiem cchc o quang ninh

... trao đổi với bộ phận ở Trung tâm Giao dịch "một cửa" phường Thanh Sơn (TX Uông Bí).

Tiếp, làm việc với đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh, có: Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Đọc; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Huy Hậu; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh.

Trong không khí chân tình, cởi mở, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã chia sẻ những kết quả nổi bật trong phát triển KT-XH, công tác cải cách hành chính (CCHC) của địa phương thời gian qua.

ha tinh trao doi hoc tap kinh nghiem cchc o quang ninh

Theo đó, những năm qua, Quảng Ninh đã có những bước phát triển toàn diện, tích cực trên các lĩnh vực; tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với cả nước; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; thu ngân sách luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước (năm 2015 đạt gần 35.000 tỷ đồng).

Để đạt kết quả trên, Quảng Ninh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, giải pháp về CCHC được xác định là 1 trong những giải pháp quan trọng nhất, thể hiện qua việc xây dựng, triển khai, thực hiện Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy biên chế”, theo Chỉ thị 25 của BTV Tỉnh ủy (gọi tắt Đề án 25).

ha tinh trao doi hoc tap kinh nghiem cchc o quang ninh

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc, quá trình triển khai thực hiện Đề án 25, Quảng Ninh đã bám sát, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị cao, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, hành động cụ thể. Quảng Ninh luôn xác định coi trọng dân chủ, nhất là dân chủ từ cơ sở, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân; nắm chắc thực tiễn, mạnh dạn nhìn nhận hạn chế, yếu kém, từ đó đề ra hành động thiết thực, hiệu quả.

“Đối với nội dung nhất thể hóa chức danh, Quảng Ninh xác định không nóng vội, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, thông qua quá trình lựa chọn về Đảng bộ, con người chặt chẽ và cụ thể thì mới áp dụng thí điểm. Trong thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế, tỉnh thực hiện sáp nhập nhiều đơn vị với nhau theo hướng linh hoạt, hiệu quả, giảm thiểu chồng chéo trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả công tác. Song song với đó, Quảng Ninh cũng triển khai một loạt các nhiệm vụ khác như nâng cao công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; quyết liệt cải cách hành chính; xây dựng mô hình, vận dụng sáng tạo hình thức đối tác công – tư (PPP) để huy động nguồn lực phát triển hạ tầng đồng bộ theo nguyên tắc nhà nước không trực tiếp làm những gì nhân dân, doanh nghiệp làm được và làm tốt hơn...” - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc chia sẻ kinh nghiệm.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc khẳng định: Quảng Ninh đã mạnh dạn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém trong phát triển KT-XH, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trên cơ sở nhận diện và định vị, tỉnh đã xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển. Mục tiêu đến năm 2020, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đàu tàu kinh tế miền Bắc và cả nước; chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản... Để hoàn thành các mục tiêu này, tỉnh chọn các giải pháp mang tính đột phá, phát huy tiềm năng, giải quyết các mâu thuẫn thông qua nhóm giải pháp cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo một số ban, ngành tỉnh Quảng Ninh cũng đã báo cáo làm rõ thêm về các nhóm giải pháp của tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện các Nghị quyết, kết luận của Trung ương về tình hình phát triển KT-XH và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của tỉnh.

Trên tinh thần thẳng thắn trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay của địa phương, tại cuộc họp, lãnh đạo 2 tỉnh đã làm rõ một số nội dung liên quan đến thực hiện Đề án 25 như: bất cập trong tinh giản bộ máy biên chế; cơ chế kiểm soát quyền lực trong thực hiện nhất thể hóa chức danh; đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ, người đứng đầu; sử dụng nguồn lực đầu tư cho các nhiệm vụ phát triển KT-XH; cụ thể hóa hình thức dầu tư công – quản lý tư...

Thay mặt đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cảm ơn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm, chia sẻ với Hà Tĩnh những kinh nghiệm quý trong phát triển KT-XH và quá trình triển khai thực hiện Đề án 25.

ha tinh trao doi hoc tap kinh nghiem cchc o quang ninh

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Đình Sơn cũng đánh giá cao những kết quả của Quảng Ninh trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về phát triển KT-XH và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị. 

“Quảng Ninh là tỉnh đi đầu cả nước trong rất nhiều lĩnh vực. Cách làm của Quảng Ninh phù hợp với xu thế phát triển chung, hướng tới đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các ngành nghề phát triển với các yếu tố an sinh xã hội, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường… Đây là những vấn đề mà Hà Tĩnh và rất nhiều tỉnh khác cần học tập” - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh.

Cũng trong chuyến công tác tại Quảng Ninh, đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh đã đến trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực CCHC ở phường Thanh Sơn (TX Uông Bí), làm việc với lãnh đạo TX Uông Bí và thăm Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh.

ha tinh trao doi hoc tap kinh nghiem cchc o quang ninh
ha tinh trao doi hoc tap kinh nghiem cchc o quang ninh

Đại diện lãnh đạo 2 tỉnh tặng tranh lưu niệm cho mỗi địa phương

   

Thu ngân sách tỉnh Quảng Ninh năm 2015 đạt gần 35.000 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt 20.000 tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 80 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,33%; có 2 huyện NTM và 4/10 huyện cơ bản đạt huyện NTM; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng thứ 3 cả nước.

   

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast