Ông Hùng làm việc theo chế độ hợp đồng được áp dụng như công chức tại cơ quan thuộc diện sáp nhập. Ông không biết mình đăng ký nghỉ việc thì có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 hay không?
Ông Nguyễn Văn Hùng (ngụ tỉnh Bắc Ninh) được ký hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP cũ (nay là Nghị định 111/2022/NĐ-CP) với một cơ quan nhà nước từ ngày 1/1/2010, mọi chế độ hợp đồng lao động được áp dụng như công chức.
Đến tháng 1/2025, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông là 15 năm 1 tháng. Ông Hùng sinh ngày 8/3/1988, thời điểm nghỉ hưu đúng tuổi theo quy định là vào tháng 4/2050 (62 tuổi).
Ông Hùng hỏi: "Hiện cơ quan tôi thuộc diện sáp nhập theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương. Trường hợp của tôi nếu muốn thôi việc ngay mà được cơ quan đồng ý thì có được hưởng mọi chế độ chính sách thôi việc theo Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP không?".
Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (Đồ họa: Tùng Nguyên).
Theo Bộ Nội vụ, trường hợp của ông Hùng được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP).
Cụ thể, đối tượng áp dụng Nghị định 178/2024/NĐ-CP trong trường hợp này là: "Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/1/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức".
Bộ Nội vụ trả lời ông Hùng: "Trường hợp ông thuộc đối tượng áp dụng nêu trên và được các cấp có thẩm quyền đồng ý, xem xét, phê duyệt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì ông hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP".
Phạm vi và đối tượng được hưởng chính sách khi sắp xếp bộ máy từ ngày 15/3 (Đồ họa: Tùng Nguyên).
Chiều 9/7, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Ngoài việc được giữ nguyên tiền lương, phụ cấp hiện hưởng trong vòng 6 tháng, sau sắp xếp bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức còn được bố trí việc tại tỉnh, thành mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà yêu cầu các sở, ngành tích cực phối hợp với các xã, phường có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án.
HĐND tỉnh sẽ xem xét, thông qua 15 nghị quyết chuyên đề; thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn; thực hiện công tác nhân sự và một số nội dung quan trọng khác.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một trong các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận theo quy định.
Bộ Nội vụ đang tổng hợp, rà soát và sẽ có đề xuất phương án điều chỉnh lương cơ sở, phụ cấp khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Mặc dù Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và chuyên gia, song khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn vẫn còn.
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Đình Hải đề nghị cấp ủy, chính quyền xã Đức Đồng vận hành ổn định bộ máy mới, tập trung cao cho công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy lấy ý kiến Nhân dân về đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy công nhận người có công với cách mạng đối với đồng chí Hoàng Trọng Huệ ở xã Đan Hải, tỉnh Hà Tĩnh.
Cơ quan chuyên môn và các địa phương ở Hà Tĩnh đã mở đợt cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, tạo thuận lợi cho người dân.
Sau hơn 1 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bộ máy hành chính 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh bước đầu đảm bảo thông suốt, trong khi đó, việc xử lý trụ sở, tài sản công tiếp tục được quan tâm thực hiện.
Luật Cán bộ, công chức năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
Thống kê từ Cổng Dịch vụ công quốc gia, từ ngày 1/7 đến nay, 69 trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã ở Hà Tĩnh đã tiếp nhận hơn 2.200 hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.
Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh đã được bố trí trụ sở làm việc mới, đảm bảo đồng bộ, khang trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào vận hành.
Bộ Nội vụ đề xuất áp dụng bộ tiêu chí KPI 100 điểm để đánh giá công chức theo ba nhóm: phẩm chất, chuyên môn và đổi mới, nhằm siết chặt việc xếp loại cuối năm.
Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới, cởi mở hơn. Những thay đổi này giúp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục nhập, trở lại và giữ quốc tịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Anh nhấn mạnh, ngành THADS tỉnh Hà Tĩnh cần vận hành quy trình nghiệp vụ mới theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp linh hoạt, hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị phường Trần Phú (Hà Tĩnh) tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, trả kết quả trong lĩnh vực tư pháp theo đúng quy trình, quy định.
Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kỳ Anh những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, đã tiếp nhận và trả kết quả kịp thời, tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu