244 hộ nghèo khó ở Hương Khê hết lo chạy lũ

(Baohatinh.vn) - Với mục tiêu chăm lo cho người nghèo, MTTQ và các đoàn thể huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tích cực hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, giúp họ an cư, vươn lên thoát nghèo.

244 hộ nghèo khó ở Hương Khê hết lo chạy lũ

Ngôi nhà của anh Lê Hữu Lân (xóm 4, xã Hà Linh) được sửa chữa khang trang, kiên cố

Kinh tế gia đình chưa ổn định, đời sống gặp nhiều khó khăn nên căn nhà của vợ chồng anh Lê Hữu Lân (thôn 4, xã Hà Linh) bị xuống cấp, mỗi khi có mưa lũ về là vợ chồng anh đều thấp thỏm, lo âu.

May mắn là cuối năm 2017, anh nhận được hỗ trợ 20 triệu đồng từ Quỹ cứu trợ của huyện để sửa chữa nhà. Với số tiền hỗ trợ của huyện, cùng với sự giúp đỡ của anh em dòng họ nên gia đình anh Lân đã có ngôi nhà khang trang, sạch sẽ, giúp vợ chồng anh yên tâm phát triển kinh tế.

Ngoài anh Lân, trên địa bàn xã Hà Lĩnh còn 26 hộ gia đình khác cũng được sự hỗ trợ từ Quỹ cứu trợ của huyện để xây dựng, sửa chữa lại nhà, đảm bảo khang trang, kiên cố.

Theo ông Lê Văn Phú - Chủ tịch UBND xã Hà Linh, là địa bàn thường xuyên bị ngập lụt nên việc xây dựng nhà vượt lũ là vấn đề hết sức quan trọng. Nhờ sự quan tâm của MTTQ huyện và các đoàn thể nên từ năm 2017 cho đến nay, đã có 27 hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa lại nhà ở. Đây không chỉ là sự động viên, chia sẻ khó khăn với các hộ gia đình mà còn góp phần giúp địa phương từng bước hoàn thiện tiêu chí nhà ở.

244 hộ nghèo khó ở Hương Khê hết lo chạy lũ

Những ngôi nhà vượt lũ của người dân Phương Mỹ được xây dựng từ một phần nguồn hỗ trợ của huyện và các tổ chức, cộng đồng doan nghiệp

Tính từ năm 2017 đến nay, UBMTTQ Hương Khê đã bố trí gần 7,6 tỷ đồng từ nguồn Quỹ vì người nghèo, Quỹ cứu trợ của huyện, của tỉnh và nguồn ủng hộ của con em xa quê, cộng đồng doanh nghiệp để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 244 nhà hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn huyện. Tập trung nhiều nhất ở các xã thường xuyên bị ngập lụt như: Lộc Yên (27 nhà), Hà Linh (27 nhà), Hòa Hải (24 nhà), Phúc Đồng (22 nhà)...

Ông Nguyễn Văn Luận - Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Hương Khê cho biết: Sau khi có nguồn lực, UBMTTQ huyện đã tham mưu BTV Huyện ủy ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát hiện trạng nhà ở để có xem xét hỗ trợ. Sau khi phân bổ nguồn hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà, MTTQ huyện cùng với các phòng, ban tổ chức các đoàn thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện theo tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà, giải quyết ngay những khúc mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo cùng sự giúp đỡ của đoàn viên, hội viên và cộng đồng dân cư nên đến nay, 243/244 hộ thuộc diện hỗ trợ đã được sống trong nhà mới khang trang, vững chãi.

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).