Cần sớm ban hành bản đồ ngập lụt trên địa bàn huyện Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Chiều 14/9, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khảo sát công tác bảo đảm an toàn hồ đập trước mùa mưa lũ trên địa ban huyện Hương Khê. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y tham dự cùng đoàn khảo sát.

Cần sớm ban hành bản đồ ngập lụt trên địa bàn huyện Hương Khê

Đoàn khảo sát làm việc với lãnh đạo Nhà máy thủy điện Hố Hô

Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 350 hồ chứa nước với tổng dung tích chứa trên 800 triệu m3, trong đó có 2 hồ có dung tích trên 100 triệu m3, 9 hồ có dung tích từ 10 đến dưới 100 triệu m3, 37 hồ có dung tích từ 1 đến dưới 10 triệu m3, còn lại các hồ có dung tích dưới 1 triệu m3. Phần lớn các công trình hồ chứa nước được xây dựng cách đây 30 - 40 năm, hàng năm bị lũ lụt, thiên tai tàn phá, nhiều hồ chứa nước (trên 200 hồ) bị hư hỏng, xuống cấp, nguy cơ gây mất an toàn là rất lớn.

Riêng trên địa bàn huyện Hương Khê có hồ Ma Leng (xã Phúc Trạch), hồ Mục Bài (xã Hương Xuân), hồ Đập Làng (xã Hương Thủy)… là những công trình trọng điểm, xung yếu cần có giải pháp cụ thể để bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo nhà máy thủy điện Hố Hô, Công ty TNHHMTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh và UBND huyện Hương Khê, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y đánh giá cao những kết quả đạt được của các đơn vị trong công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng các hồ đập trước mùa mưa bão. Nhất là Nhà máy thủy điện Hố Hô đã khắc phục kịp thời những sự cố sau mùa mưa lũ 2016, từng bước chủ động, xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND huyện Hương Khê, các xã vùng hạ du, lực lượng công an, quân sự, biên phòng trên địa bàn để tuyên truyền, xử lý kịp thời các sự cố phát sinh.

Cần sớm ban hành bản đồ ngập lụt trên địa bàn huyện Hương Khê

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y khảo sát một số hồ đập trên địa bàn Hương Khê

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý lãnh đạo các đơn vị phải bảo đảm chất lượng duy tu, bảo dưỡng các công trình theo đúng quy trình kỹ thuật đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực ban, chế độ báo cáo, sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống xấu xẩy ra, bảo đảm an toàn hồ đập, an toàn tính mạng và tài sản của người dân vùng hạ du.

Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo chính xác lũ lụt để người dân chủ động ứng phó; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý hồ đập với chính quyền địa phương và các lực lượng đóng quân trên địa bàn để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh; tiếp tục rà soát quy trình vận hành, bảo đảm an toàn hồ đập theo Nghị định của Chính phủ mới ban hành để bổ sung, điều chỉnh phù hợp; phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn chỉnh, sớm ban hành bản đồ ngập lụt trên địa bàn huyện Hương Khê, khu vực thủy điện Hố Hô nhằm ứng phó kịp thời với những diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.