Hà Tĩnh sẽ được Chính phủ hỗ trợ 50 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tỉnh Hà Tĩnh được hỗ trợ 50 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ tháng 10 năm 2020.

Hà Tĩnh sẽ được Chính phủ hỗ trợ 50 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ

Tuyến đường liên huyện Sơn Long - Chợ Bộng, đoạn qua thôn 1 Bồng Giang (xã Đức Giang, Vũ Quang, Hà Tĩnh) bị sạt lở nghiêm trọng trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định hỗ trợ kinh phí cho 9 địa phương khắc phục hậu quả bão số 5, 6, 7, 8, 9 và mưa lũ tháng 10 năm 2020 tại miền Trung, Tây Nguyên.

Theo đó, tạm cấp bổ sung 670 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho 9 địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, gồm: Nghệ An 50 tỷ đồng, Hà Tĩnh 50 tỷ đồng, Quảng Bình 50 tỷ đồng, Quảng Trị 70 tỷ đồng, Thừa Thiên - Huế 50 tỷ đồng, Quảng Nam 130 tỷ đồng, Quảng Ngãi 150 tỷ đồng, Bình Định 70 tỷ đồng, Kon Tum 50 tỷ đồng.

Nguồn vốn sẽ được phân bổ theo thứ tự ưu tiên sau: Thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ dân sinh (hỗ trợ gia đình có người bị chết, mất tích, nhà ở bị hư hỏng), di dân khẩn cấp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại; khắc phục cấp bách cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng nặng do bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất: y tế, trường học, công trình cung cấp nước sạch, thủy lợi, đê điều.

Hà Tĩnh sẽ được Chính phủ hỗ trợ 50 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ

Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở Đức Thọ bị sạt lở nghiêm trọng.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh nói trên căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, có trách nhiệm sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để kịp thời thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước, bảo đảm đúng đối tượng, chế độ, định mức quy định.

Các địa phương kiểm tra, tổng hợp số liệu thiệt hại do thiên tai; kết quả chi thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ quy định; báo cáo nhu cầu kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức hỗ trợ chính thức từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương.

Hà Tĩnh sẽ được Chính phủ hỗ trợ 50 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ

Nhiều nhà dân ở vùng hạ du Kẻ Gỗ ngập sâu trong lũ (tháng 10/2020).

Các tỉnh tổng hợp, gửi đề xuất nhu cầu hỗ trợ bằng hiện vật về Bộ NN&PTNT (giống cây trồng, vật nuôi, vắc-xin, hóa chất khử trùng), Bộ Y tế (thuốc, hóa chất lọc nước) để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định.

Trường hợp cần hỗ trợ bổ sung gạo cứu đói cho người dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, các địa phương gửi đề xuất nhu cầu để Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Đối với kinh phí thực hiện các dự án đầu tư mang tính chất lâu dài, các địa phương bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, UBND các tỉnh được tạm cấp kinh phí chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.

(tổng hợp)

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).