Chủ hụi ở chợ Voi lĩnh 20 năm tù giam

(Baohatinh.vn) - Bằng việc đưa ra các thông tin gian dối, Hoàng Thị Thảo ở xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã chiếm đoạt của 65 bị hại số tiền số tiền hơn 13 tỷ đồng.

Theo bản cáo trạng do đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh công bố, Hoàng Thị Thảo bắt đầu kinh doanh buôn bán ở chợ Voi (huyện Kỳ Anh) từ năm 2014. Đến năm 2015, những người buôn bán ở chợ Voi cùng rủ nhau góp hụi và thống nhất giao cho Thảo làm chủ hụi.

Thảo sau đó đã tổ chức cho người góp hụi tham gia các dây hụi theo hình thức có lãi, mỗi dây hụi gồm 10 suất, mỗi suất đóng 100 nghìn đồng/ngày trong thời hạn 10 tháng và một người tham gia trong một dây hụi có thể đóng nhiều suất.

Sáng 19/6, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Thị Thảo (SN 1988, trú thôn Tân Khê, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh) phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Sáng 19/6, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Thị Thảo (SN 1988, trú thôn Tân Khê, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh) phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Quá trình thu hụi, trong khoảng thời gian đầu từ năm 2015 đến cuối năm 2017, Thảo ghi chép đầy đủ số người tham gia trong cùng một dây hụi và số tiền thu trong sổ theo dõi của mình. Đến cuối tháng, khi đã thu đủ, Thảo tổ chức cho những người tham gia góp hụi bỏ phiếu mua hụi, ai bỏ ra số tiền cao nhất sẽ nhận được số tiền hụi của tháng đó.

Số tiền mua hụi của tháng đầu tiên sẽ được chia đều cho 11 suất (trong đó Thảo được hưởng 1 suất) để trả lãi cho những người không mua hụi. Từ tháng thứ hai trở đi sẽ bớt phần lãi của những người đã mua hụi ở tháng trước và cứ như vậy đến tháng cuối cùng người nhận tiền không phải trả tiền mua hụi mà chỉ cần trả cho Thảo 100 nghìn đồng tiền công.

Từ khoảng cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, những người tham gia góp ít mua lại hụi mà đều muốn lấy sau cùng để được nhận số tiền cao nhất mà không phải mất tiền mua. Chỉ những người thực sự cần tiền thì mới mua hụi nên một số dây hụi không có người mua hoặc ít người mua. Để duy trì, Thảo đã lấy tiền của dây hụi này trả lãi cho dây hụi kia và sử dụng một phần tiền để chi tiêu cá nhân, phục vụ công việc kinh doanh buôn bán.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh công bố bản cáo trạng.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh công bố bản cáo trạng.

Tuy nhiên, đến khoảng cuối năm 2019, việc kinh doanh bị thua lỗ và số tiền lãi phải trả cho các dây hụi nhiều nên bắt đầu thâm hụt vào tiền hụi mà Thảo đã thu.

Đến đầu năm 2020, số tiền hụi mà Thảo thâm hụt khoảng 2 - 3 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán. Để có tiền trả gốc cho những dây hụi đến hạn, trả lãi hàng tháng cho người góp hụi và chi tiêu cá nhân, Thảo tiếp tục yêu cầu những người góp hụi nộp tiền và hứa trả tiền gốc, lãi đầy đủ, đúng hẹn để họ tin tưởng nộp tiền.

Khi có người cần mua hụi, do không có tiền trả nên Thảo đã đưa ra thông tin gian dối là có người khác đã mua với giá cao hơn hoặc Thảo viết giá cao hơn để họ không mua được. Ngoài ra, Thảo còn lừa vay lại số tiền hụi của bị hại, khi nào cần tiền gốc chỉ cần báo trước cho Thảo vài ngày Thảo sẽ trả đủ để bị hại tin tưởng không lấy tiền về. Thảo còn viện các lý do như: vay tiền lấy hàng, gửi tiết kiệm mua vàng để vay tiền của những người khác… rồi chiếm đoạt tiền của bị hại để trả gốc, lãi cho người tham gia hụi và chi tiêu cá nhân.

Đến khoảng tháng 1/2023, khi số nợ đối với những người tham gia hụi quá lớn, nhiều người yêu cầu Thảo trả lại tiền nhưng Thảo không còn khả năng trả mà tuyên bố vỡ nợ.

Bằng các thủ đoạn như trên, từ năm 2020 đến đầu năm 2023, Thảo đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 65 bị hại với tổng số tiền 13.241.350.000 đồng.

Tại phiên xử, Hoàng Thị Thảo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Sau khi cân nhắc các tình tiết, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Thị Thảo mức án 20 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Chủ đề Tòa tuyên án

Đọc thêm

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.