Chưa chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, giáo viên thì chưa nên thử nghiệm chương trình mới

Hãy cân nhắc cẩn trọng vì nếu chưa chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, giáo viên, và chưa thử nghiệm chương trình tổng thể ở một trường náo đó mà áp dụng đại trà….thì chỉ có thất bại.

chua chuan bi ky ve co so vat chat giao vien thi chua nen thu nghiem chuong trinh moi

Hãy tăng cường đánh giá giáo viên bằng “đầu ra” một cách thực chất.

Tôi là một giáo viên đang công tác tại trường THCS. Tôi đọc qua khá nhiều lần về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, bản thân tôi cũng thật sự chưa hình dung chương trình như thế nào, việc thực hiện các bộ môn như thế nào nên tôi không nói chương trình năng hay nhẹ.

Nhưng tôi thật lòng nghĩ giáo dục không thể đổi mới nếu chưa thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất: Hãy tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, sân chơi cho học sinh trước, muốn giáo dục Việt Nam phát triển phải mạnh dạn quy định số học sinh trong một lớp học không quá 30 học sinh và bắt buộc dạy 2 buổi/ngày trong cả nước. Bây giờ mỗi lớp học 50 – 55 học sinh nếu áp dụng đổi mới sẽ thất bại.

Thứ hai: Hãy bỏ ngay những thành tích trong trường học hiện nay. Cụ thể học sinh dù đánh giá như thế nào, bằng cách nào thì học sinh đủ kiến thức thì phải có lên lớp và ở lại lớp, nếu học sinh chưa đủ kiến thức mà cứ “lùa lên ” thì phải kiểm điểm, kỷ luật giáo viên trực tiếp đứng lớp (thực chất từ những năm nay hầu như 100% học sinh tiểu học đều lên lớp, nếu có học sinh ở lại thì giáo viên phải bị “mời” làm việc như tội phạm và bị cắt thi đua, ở THCS thì giao lên lớp thẳng 90%, chất lượng bộ môn Toán, lý,… 90%, sử, địa,….phải đạt 100%, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật phải xếp đạt 100% do đó có học sinh nghỉ học quá số ngày quy định, thậm chí bỏ thi nhưng cũng phải cho đạt nếu không sẽ “nguy” với BGH, tổ trưởng,…).

Do đó bây giờ tình trạng “ngồi nhầm lớp” là rất nhiều, nên giáo viên dạy chủ yếu là hoàn thành hết thời gian.

Thứ ba: Hãy tăng cường đánh giá giáo viên bằng “đầu ra” một cách thực chất. Giáo viên có thể thực hiện cách này hay cách khác nhưng đảm bảo cuối năm học sinh đạt các năng lực, phẩm chất quy định của bộ môn.

Giáo viên lớp 2 cuối năm coi và chấm kiểm tra học sinh lớp 1, lớp 3 coi và chấm kiểm tra của lớp 2,…

Thứ tư: Hãy bỏ bớt hay tạm ngừng hẳn các kỳ thi để giáo viên và học sinh tập trung vào việc nắm vững các kiến thức.

Bây giờ một năm học giáo viên và học sinh tham gia quá nhiều cuộc thi, phong trào tốn nhiều thời gian và công sức. Giáo viên; Giáo viên giỏi; Các môn văn hóa giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách đội giỏi, thư viện, thiết bị giỏi (cấp trường, Huyện, Tỉnh), Khoa học kỹ thuật (của học sinh nhưng thực chất lá giáo viên làm là chủ yếu), Vận dụng kiến thức liên môn, giải quyết tình huống thực tiễn, kiến thức pháp luật, văn nghệ, thể dục thể thao,….

Bên cạnh đó giáo viên còn hướng dẫn học sinh các kỳ thi học sinh giỏi (cấp huyện Tỉnh), violympic các môn Toán, lý , hóa, anh văn,….IOE (Internet online English) các lớp 6-9, hướng dẫn học sinh diễn văn nghệ, thể dục thể thao,…..hầu như giáo viên không còn thời gian nghỉ thì làm sao để học tập, nghiên cứu và giảng dạy trên lớp cho tốt.

Trên đây là góp ý của cá nhân tôi. Rất mong Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vì tương lai của cả thế hệ trẻ em. Hãy cân nhắc cẩn trọng vì nếu chưa chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, giáo viên, và chưa thử nghiệm tổng thể ở một trường náo đó mà áp dụng đại trà….thì chỉ có thất bại.

Theo Bùi Nam/Dân trí

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.