Chuyên gia dịch tễ khuyến nghị gì khi COVID-19 chuyển từ nhóm A sang B?

Từ hôm nay (20/10), COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007...

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp hơn hoặc tương đương 1 số bệnh truyền nhiễm khác

Theo hướng dẫn mới nhất bệnh COVID-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 8 ngày, giảm so với quy định cũ là 14 ngày và 8 ngày căn cứ trên cơ sở khoa học; diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay; và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Chuyên gia dịch tễ khuyến nghị gì khi COVID-19 chuyển từ nhóm A sang B?

Từ hôm nay, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19 hơn 3,5 năm qua, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch, ghi nhận 11.624.065 ca mắc COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam là 43.206 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay, số ca mắc trung bình tháng giảm 68 lần so với năm 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng). Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 8/2023), tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%).

Nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19 và là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới.

Vẫn cần đánh giá nguy cơ với COVID-19

Liên quan đến việc tại Việt Nam, COVID-19 chính thức thành bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng nói: Thống kê của Bộ Y tế thời gian qua cho thấy số ca mắc COVID-19 giảm mạnh, đa phần ca mắc nhẹ, có thời điểm không còn bệnh nhân nặng nào điều trị, cùng đó đã nhiều tháng nay Việt Nam không ghi nhận ca COVID-19 tử vong.

Nhiều hoạt động đáp ứng cũng như đối với bệnh nhóm B. Ví dụ như, việc mở cửa, đi lại, du lịch, hội họp... đã nới lỏng hoàn toàn. Chỉ tập trung xét nghiệm giám sát nguy cơ, không cách ly diện rộng, ngay tại các cơ sở khám chữa bệnh khi có bệnh nhân COVID-19 cũng không cách ly khu vực riêng mà chỉ cách ly ở khoa phòng bệnh đó..., rồi việc đeo khẩu trang cũng đã không bắt buộc. “Do đó việc công bố COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B chỉ là thủ tục” - PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Trước câu hỏi, khi COVID-19 chuyển sang nhóm B, công tác phòng chống dịch sẽ thế nào? PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay vẫn cần có những giám sát, đánh giá nguy cơ ( đây là điều khác các bệnh nhóm B khác). Vì dù Tổ chức Y tế thế giới cho rằng COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu nhưng không thể mất cảnh giác bởi COVID-19 vẫn có thể có những biến chủng mới thường xuyên xuất hiện do tính không ổn định của virus này. "Làm điều này để trong trường hợp virus có biến chủng mới hoặc diễn biến bất thường chúng ta có thể đáp ứng được ngay, không bị động. Đây cũng là lý do để Bộ Y tế ban hành kế hoạch quản lý phòng chống dịch bền vững" - PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Cùng đó, chuyên gia nhấn mạnh khi chuyển xuống báo cáo theo bệnh truyền nhiễm nhóm B, không phải báo cáo hàng ngày như khi là bệnh nhóm A; Việc tiêm vaccine cũng cần có kế hoạch cụ thể phù hợp với bệnh truyền nhiễm nhóm B (chẳng hạn tiêm những đối tượng cụ thể nào? Có tiêm hàng năm không?)...

Chuyên gia dịch tễ khuyến nghị gì khi COVID-19 chuyển từ nhóm A sang B?

Nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19 và là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới.

Bên cạnh đó, với việc điều chỉnh này, theo PGS Phu, các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Cùng với việc bãi bỏ quy định 447 của Thủ tướng Chính phủ về công bố dịch COVID-19, các văn bản của các bộ ngành, địa phương... liên quan đến COVID-19 không còn phù hợp cũng phải hủy bỏ, hoặc điều chỉnh để phù hợp với phòng chống COVID-19 trong tình hình mới như quy định giám sát, cách ly, điều trị, đeo khẩu trang...

Chuyên gia cũng nêu quan điểm, khi dịch COVID-19 chuyển sang nhóm B, chúng ta cũng không cần công bố dịch hàng ngày mà thực hiện giám sát và công bố hoặc thông báo như các bệnh truyền nhiễm nhóm B. Bên cạnh đó cũng cần truyền thông để người dân không hoang mang nhưng cũng không chủ quan, mất cảnh giác vì COVID-19 cũng có thể biến chủng bất thường.

Việt Nam cần tiếp tục phối hợp với tổ chức quốc tế tiến hành xét nghiệm, đánh giá nguy cơ nếu tình hình bệnh dịch có dấu hiệu phức tạp và quay trở lại chúng ta vẫn đáp ứng tốt mà không bất ngờ.

Khi chuyển sang nhóm B, người bệnh sẽ được thanh toán viện phí theo quy định với người tham gia BHYT. Trường hợp không có BHYT người bệnh sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí.

Trước đó, ngày 5/5, Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu. Đồng thời, khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.