Chuyện về người “dìm” mố cầu tránh máy bay Mỹ ném bom

(Baohatinh.vn) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những đồng chí, đồng đội cùng thời vẫn mãi nhắc tên ông Đạt “cầu” - Đội trưởng Đội cầu chủ lực thuộc Ty Giao thông vận tải Hà Tĩnh với tinh thần chiến đấu quả cảm và sáng kiến “dìm” mố cầu tránh bom đạn Mỹ.

Ông là Nguyễn Văn Đạt (SN 1934) trú tại xã Xuân Hòa, Nam Đàn, Nghệ An. Năm 1950, ông thoát ly gia đình, tham gia xây dựng các công trình giao thông và theo học Trung cấp Cầu đường bộ.

Chuyện về người “dìm” mố cầu tránh máy bay Mỹ ném bom

Với sáng kiến “dìm” mố cầu của ông Nguyễn Văn Đạt, tại những điểm cầu lớn đã hạn chế tổn thất về nhân vật lực. Ảnh tư liệu

Năm 1965, địch leo thang bắn phá miền Bắc. Hà Tĩnh trở thành “túi bom”, Mỹ liên tục dội bom hòng phá nát cầu, đường. Và năm đó, Nguyễn Văn Đạt được điều về làm Đội trưởng Đội cầu chủ lực thuộc Ty Giao thông Hà Tĩnh với nhiệm vụ “thông cầu, thông đường, thông tuyến”, đảm bảo giao thông thông suốt.

Các điểm cầu được coi là xung yếu nhất, thường xuyên bị máy bay địch đánh bom gây tổn thất nặng nề. Sau mỗi trận bom tàn phá, cầu sập, Đội cầu chủ lực lại có mặt để đảm bảo giao thông thông suốt. Nhiều lúc đang làm, máy bay Mỹ bất ngờ ập đến. Không ít đồng đội, anh em công nhân đã ra đi. Chính người Đội trưởng Đội cầu cũng đã nhiều lần bị bom vùi ở điểm cầu Rác (Kỳ Anh), cầu Tối (Can Lộc)…

Chuyện về người “dìm” mố cầu tránh máy bay Mỹ ném bom

Anh hùng Uông Xuân Lý (bên phải) và ông Thái Hữu Châu cùng ôn lại những năm tháng lao động, chiến đấu bên ông Nguyễn Văn Đạt.

Thời điểm này, máy bay Mỹ bắn phá ác liệt nên gần như toàn bộ hệ thống cầu trên địa bàn Hà Tĩnh, phải làm bằng cầu phao. Cầu phao dễ di dời, dễ liên kết, cơ động để tránh bị ném bom. Nhận ra điều đó, không quân Mỹ chuyển “đích ngắm”, tập trung thả bom xuống 2 mố cầu. Liên tiếp tổn thất, gặp nhiều khó khăn khi phải làm lại mố cầu khiến Nguyễn Văn Đạt nhiều đêm trăn trở.

Chuyện về người “dìm” mố cầu tránh máy bay Mỹ ném bom

Năm 1967, ông Nguyễn Văn Đạt được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba

Mọi phương án, giải pháp đều được ông “vẽ” ra và cuối cùng, tia sáng được thắp lên: “Ngụy trang” bằng đường ray nằm dưới mặt nước. Tại những điểm cầu lớn như “Nga, Cúc, Trúc, Nghèn”, cầu Rác, cầu Bến Thủy, hàng chục tấn mố cầu đã được hạ xuống, ẩn mình trong lòng sông. Khi sử dụng, hệ thống tời sẽ cẩu mố cầu lên, dùng 2 thanh đà cắm vào bờ sông, vậy là có trụ để bắc cầu phao. Bằng phương pháp này, tổn thất về nhân vật lực được hạn chế đến mức tối đa.

Trong những ngày tháng 7 tri ân, chúng tôi cùng anh Nguyễn Văn Bình - con trai ông Đạt đi tìm gặp một số chứng nhân lịch sử. Ông Thái Hữu Châu ở phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: Năm 1967, ông là lính công binh được giao nhiệm vụ bắc cầu phao cho bộ đội qua sông. “Làm mố cầu là nhiệm vụ của anh ấy, bắc cầu phao là nhiệm vụ của tôi. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi phương án hợp đồng tác chiến. Sáng kiến dìm mố cầu xuống lòng sông của ông Đạt đã tránh được tổn thất, tạo điều kiện tốt nhất cho đơn vị bắc cầu” – ông Châu khẳng định.

Chuyện về người “dìm” mố cầu tránh máy bay Mỹ ném bom

Ông Đạt được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1985...

Trao đổi với chúng tôi, Anh hùng Uông Xuân Lý (hiện sống tại phường Bắc Hà) cho biết: Ngày đó, trên khắp mảnh đất này, ai không biết anh ấy với biệt danh Đạt “cầu”. Dù không chiến đấu cùng đơn vị nhưng mỗi lần đi báo công, nêu gương điển hình trong các đại hội điển hình tiên tiến, chúng tôi đều gặp nhau.

Anh hùng Nguyễn Xuân Lứ (hiện sống tại xã Hồng Lộc, Lộc Hà) - nguyên Đội trưởng Đội rà phá và cắm tiêu bom làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông thời kỳ đó cũng xác nhận: “Tuyến đường 15 là tuyến huyết mạch, giặc tập trung hỏa lực nhằm phá các cây cầu dọc tuyến đường này. Với sáng kiến dìm mố cầu, ông Đạt “cầu” đã tìm ra giải pháp tối ưu cho việc đảm bảo giao thông thông suốt”.

Chuyện về người “dìm” mố cầu tránh máy bay Mỹ ném bom

... cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.

Trong thời gian giữ cương vị Đội trưởng Đội cầu chủ lực, ông Nguyễn Văn Đạt đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều bằng khen của Bộ Giao thông vận tải và bằng lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Năm 1973, ông Nguyễn Văn Đạt đảm nhận nhiệm vụ Phó Ty Giao thông Nghệ Tĩnh và mất năm 1995. Chiến tranh đã lùi xa nhưng trong lòng các anh em, đồng chí, đồng đội cùng thời vẫn mãi khắc ghi tên Đạt “cầu” với tinh thần chiến đấu quả cảm và sáng kiến “dìm” mố cầu hiệu quả.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.