Ký ức đẫm nước mắt vụ bom Mỹ sát hại 48 người vô tội

(Baohatinh.vn) - 48 người chết, hàng chục ngôi nhà đồng loạt cháy, trâu bò chạy hoảng loạn... Khoảnh khắc hủy diệt ấy - 19h ngày 18/6/1968 (âm lịch) còn ám ảnh mãi trong ký ức những người may mắn “sót lại” ở thôn Hưng Giang, xã Việt Xuyên (Thạch Hà - Hà Tĩnh).

Ký ức đẫm nước mắt vụ bom Mỹ sát hại 48 người vô tội

Ông Nguyễn Văn - giáo dân thôn Hưng Giang rà soát danh sách những người tử nạn đêm 18/6/1968 (âm lịch)

“Năm đó tôi 16 tuổi. Buổi tối vừa ăn xong, tự dưng thấy một chiếc máy bay từ phía Đồng Lộc bay về. Một tích tắc sau, tiếng nổ rầm rầm, hàng loạt bom sát thương, bom bi đồng loạt trút xuống. Tôi nhanh chân chạy ra hầm nơi góc vườn. Mẹ bị thương, trườn ra hầm nhưng không kịp. 3 em ruột cũng tử vong ngay lúc đó” - ông Nguyễn Văn (SN 1952) nhớ lại những hình ảnh hãi hùng.

Rồi ông nhắc đi nhắc lại: “Khiếp! Khiếp! Khi đó, cả làng chạy tán loạn. Tôi sau đó chạy qua bên kia đồng về phía xã Thạch Liên, 3 - 4 ngày sau vẫn không ăn được cơm. Khi quay trở lại thì biết thêm, nhà cậu Yên (tức Thân Văn Yên - PV) cách đó 100m, chết cả 5 người, gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con. Tất cả người chết đều được đội tự vệ chôn cất”.

Ký ức đẫm nước mắt vụ bom Mỹ sát hại 48 người vô tội

Ông Trần Đức vẫn còn bàng hoàng khi kể lại cảnh bà nội và chị gái bị bom Mỹ cướp đi sinh mạng ngay trước mắt mình

“Bất ngờ nghe tiếng nổ, bà nội xuống khỏi giường để chui vào hầm tròn dưới gầm giường, chị gái lao ra vườn để xuống hầm chữ A, nhưng cả bà và chị gái đều bị bom sát hại. Nhà cháy dữ dội. Cả làng lửa rợp trời, người và vật nuôi chạy tán loạn. Số chạy ra đồng, số khác chạy về phía làng Kẻ Vẹt, số lên thôn Tân Hưng (Thạch Liên), sang Can Lộc... Sau này, nhà tôi được hỗ trợ làm lại 2 gian nhà tranh” - ông Trần Đức (SN 1960) - Phó thôn Hưng Giang kể.

Ký ức đẫm nước mắt vụ bom Mỹ sát hại 48 người vô tội

Cụ Trần Văn Sửu (người bên phải) thuật lại chuyện năm xưa cho ông Đỗ Thế Vỹ - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Việt Xuyên

Dù tuổi đã cao nhưng cụ Trần Văn Sửu (SN 1937) nhớ rất rõ: “Khi đó, chính tôi trông thấy máy bay bay từ hướng Đồng Lộc về. Tôi vừa ăn tối xong, ngồi chơi với mẹ bên chõng tre dưới rèm. Đùng một cái, hàng loạt bom nổ. Mẹ và đứa cháu ruột con anh trai tử vong tại chỗ. 50 năm qua, ngày 18/6 hàng năm là ngày giỗ mẹ và cháu”.

Theo ông Sửu, sở dĩ Mỹ thả bom là vì làng có bến đò, nay là chỗ gần nhà thờ giáo họ. Nơi đây mở đường tránh để bộ đội qua bến đò, hành quân ngược lên Đồng Lộc. Đường chính lúc đó Mỹ dội bom rất ác liệt. Đêm đó, nghe nói người dưới đò bật lửa soi vật gì đó, máy bay địch phát hiện được nên đồng loạt ném bom.

Ký ức đẫm nước mắt vụ bom Mỹ sát hại 48 người vô tội

Bến đò ở thôn Hưng Giang - nơi xảy ra trận đánh bom đẫm máu năm xưa.

Đứng giữa sân nhà gần bến đò năm ấy, bà Thân Thị Lĩnh nói: “Chỉ riêng giữa sân này, bom bi phải tính bằng rổ. Giờ lấp lại, không đả động đến chứ dưới đó nhiều lắm. Hồi đó, bom nổ kinh hãi, cả nhà bác Yên 5 người chết không còn ai” (bà Thân Thị Lĩnh là cháu ruột của ông Thân Văn Yên).

Ký ức đẫm nước mắt vụ bom Mỹ sát hại 48 người vô tội

Bà Thân Thị Lĩnh cho là sân nhà bà hiện còn nhiều bom bi bị lấp phía dưới

Thôn trưởng Trần Văn Tuế (SN 1958) trao đổi: “Tôi vẫn khiếp đảm đến giờ. Để ghi dấu đau thương của nhân dân nơi đây, dù lương hay giáo, thôn đã họp nhiều lần, rà soát và thống kê danh sách người tử nạn. Thôn mong muốn xây dựng bia chứng tích tại khu vực gần bến đò gần nhà thờ giáo họ, nơi đây vừa trung tâm, vừa là điểm ngày trước có nhiều người bị thương”.

Ký ức đẫm nước mắt vụ bom Mỹ sát hại 48 người vô tội

Địa điểm nhân dân thôn Hưng Giang muốn xây dựng bia chứng tích, để con cháu trong làng biết

Hưng Giang nay đã đổi thay nhiều nhưng ký ức ngày cũ người dân còn nhớ mãi. Hiểu rõ đau thương thời chiến tranh, hơn 160 hộ dân luôn giữ gìn đoàn kết lương - giáo, đồng thuận với chủ trương các cấp để tiếp tục phát triển.

Ngoài thu nhập từ nghề nông, người dân còn giữ gìn nghề làm bánh đúc, bánh đa truyền thống, đi làm thợ xây... Thôn đã khang trang hơn nhiều từ khi thực hiện chủ trương xây dựng NTM.

Ký ức đẫm nước mắt vụ bom Mỹ sát hại 48 người vô tội

Những năm chiến tranh chống Mỹ, Việt Xuyên cũng phải hứng chịu hậu quả bom đạn Mỹ. Trong ảnh là hố bom trong vườn một nhà dân, hiện vẫn chưa bị bồi lấp

Chủ tịch UBND xã Việt Xuyên Trần Sỹ Anh chia sẻ: “Cách đây 50 năm, đế quốc Mỹ ném bom xuống thôn Hưng Giang làm chết tại chỗ 48 người, nhiều người bị thương được dân làng đưa đi cấp cứu nhưng sau đó không qua khỏi. Để tuyên truyền, tố cáo tội ác và hậu quả do đế quốc Mỹ gây ra, xã đã lập tờ trình, mong muốn được xây dựng bia chứng tích chiến tranh".

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.