“Có chữ mới tiến bộ được”

(Baohatinh.vn) - Đã hơn 80 tuổi nhưng trông bà Nguyễn Thị Hồ (Thạch Hương, Thạch Hà) vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh. Bà thường kể cho con cháu nghe về lịch sử hào hùng của dân tộc theo những gì bà được chứng kiến. Câu chuyện mà bà kể nhiều nhất là diệt giặc dốt.

Sau Cách mạng tháng Tám, cuộc sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Đói ăn đã đành nhưng tệ hại hơn là hầu hết người dân đều mù chữ. Điều này nguy hại không kém gì giặc ngoại xâm, vì vậy, xóa mù chữ cho người dân bấy giờ được xem là nhiệm vụ cấp thiết.

Phong trào “Bình dân học vụ” được triển khai rộng rãi. Bấy giờ, bà Hồ đã gần 10 tuổi, nhà nghèo phải đi ở chăn trâu cho một gia đình trong xóm. Tuy nhiên, tối nào cũng vậy, cứ nghe tiếng mõ của làng đánh là bà lại đi học. Lớp học được tổ chức ngay trong điếm quán làm bằng tranh tre và nền đất. Mỗi lớp có 8-14 người, học vào ban đêm.

Chiến sỹ Đồn Biên phòng dạy chữ cho đồng bào dân tộc Chứt ở Bản Rào Tre (Hương Khê). Ảnh: Sỹ Ngọ
Chiến sỹ Đồn Biên phòng dạy chữ cho đồng bào dân tộc Chứt ở Bản Rào Tre (Hương Khê). Ảnh: Sỹ Ngọ

Thầy giáo lớp “Bình dân học vụ” là những người biết chữ, đã học các lớp tiểu học thời bấy giờ. Chương trình bao gồm: học 24 chữ cái, ghép vần, ghép chữ và các phép cộng, trừ, nhân, chia. Giấy dùng cho học tập là giấy ná, dày và cứng. Giấy viết thường được tận dụng tối đa bằng cách sau khi viết hết hai mặt thì bóc ra để sử dụng mặt trong, hoặc phơi sương qua đêm cho bay hết mực rồi sử dụng tiếp. Bút viết là bút lá tre, dùng mực và mỗi lần chấm mực chỉ viết được một chữ. Mực có thể mua sẵn ở chợ, hoặc dùng trái mồng tơi để làm.

Lớp học đơn sơ nhưng được triển khai rất nghiêm túc. Các bài kiểm tra bấy giờ được tổ chức tại cổng chợ hoặc ở con đường lên núi. Bà Hồ nhớ lại: “Đơn giản vậy mà cũng có nhiều người học chậm hoặc lười học. Bởi vậy, Ban Bình dân học vụ xã tổ chức rất nghiêm ngặt. Tại cổng chợ, người nào đọc được chữ thì cho vào, còn không thì phải ở lại, chờ chợ vãn mới được ra về”...

Chợ và núi là hai điểm đến không thể thiếu của người dân thời bấy giờ. Đến chợ để mua thức ăn, còn lên núi để đốn củi, trồng chè, khai thác lâm sản, do vậy, mọi người đều phải lo học chữ như lo cái ăn hàng ngày. Đến khoảng năm 1953-1954 thì xóa được nạn mù chữ.

Bà Hồ vui vẻ: “Có chữ mới tiến bộ được. Từ ngày được học chữ, đời sống người dân mới đổi khác. Con cháu giờ đã được học dưới những mái trường khang trang với các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại; nhiều đứa đã ra nước ngoài, những nước phát triển để học. Người già chúng tôi vui, tự hào lắm nhưng vẫn luôn nhắc nhở con cháu, có được cuộc sống hôm nay là nhờ Đảng, Bác Hồ, vì vậy, phải trân trọng, biết ơn quá khứ, lịch sử bằng cách chăm lo học tập ngày một tiến bộ để góp phần dựng xây đất nước, để sánh vai với các cường quốc như mong muốn của Bác Hồ kính yêu”.

Đọc thêm

Bồi đắp lòng yêu nước cho trẻ

Bồi đắp lòng yêu nước cho trẻ

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để khơi dậy, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Học song ngành – Nhân đôi cơ hội việc làm

Học song ngành – Nhân đôi cơ hội việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, nhiều sinh viên ở Hà Tĩnh lựa chọn học song ngành như một cách để mở rộng tri thức, trang bị kỹ năng và nhân đôi cơ hội việc làm trong tương lai.
Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho học sinh

Khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho học sinh

Ngày hội đọc sách được tổ chức tại các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành hoạt động văn hóa ý nghĩa, góp phần lan tỏa tri thức, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.