Cơ quan chuyên môn nói gì về việc bán rong rùa răng?

(Baohatinh.vn) - Bán rong rùa trên địa bàn Hà Tĩnh và các tỉnh, thành khác là hành vi vi phạm pháp luật nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định.

z5835002614200_3f0c68b0676a830668b4acfc477143e9.jpg
Cá thể rùa được bày bán là rùa răng, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn TP Hà Tĩnh và một số đô thị lớn trên cả nước thường xuyên xuất hiện nhiều người bán rong rùa (chủ yếu là rùa răng, rùa núi vàng và rùa núi viền). Theo đó, những người này thường đặt cá thể rùa trên một viên gạch đặt ở ven đường để thu hút sự chú ý của khách hàng. Các đối tượng buôn bán này có thể ngồi cố định tại một địa điểm hoặc di chuyển giữa các địa điểm khác nhau, thường che giấu cá thể rùa đang bày bán khi có người quay phim, chụp ảnh và nhanh chóng bỏ đi khi phát hiện sự có mặt của cơ quan chức năng.

Mặc dù, trong nhiều trường hợp, khi lực lượng chức năng kiểm tra, người bán có thể cung cấp mã số trại nuôi/bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các cá thể rùa được bày bán. Tuy nhiên, theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV - một tổ chức trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), rùa răng (Heosemys annandalii), rùa núi vàng (Indotestudo elongata) và rùa núi viền (Manouria impressa) đều là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và Nhóm IIB Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

lam-ro-nam-thanh-nien-ngoi-tren-le-duong-de-ban-con-rua-17255340918051335653187-239-0-1198-1535-crop-17255341071001350923688.jpg
Cá thể rùa được bày bán tại khu vực lề đường gần cầu Trường Tiền, phường Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào cuối tháng 8/2024. (Ảnh: Công Định).

Hoạt động kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo mẫu vật của các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc các Phụ lục CITES và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là “ngành nghề kinh doanh có điều kiện” (Luật Đầu tư). Theo đó, việc kinh doanh các loài rùa này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

Điều đó có nghĩa là khi thực hiện giao dịch buôn bán, vận chuyển các loài rùa này, bên cạnh việc phải lập bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại, người nuôi/kinh doanh cũng phải thực hiện kiểm dịch động vật và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về thú y, môi trường. Ngoài ra, do hoạt động nuôi, kinh doanh, vận chuyển các loài rùa này là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người thực hiện hoạt động nuôi, kinh doanh các loài rùa này cũng bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP và xuất hóa đơn khi bán động vật hoang dã (cùng với bảng kê lâm sản do cơ quan kiểm lâm tại địa điểm xuất bán xác nhận).

z5844529768185_497d42cb4ba8edecb4e4109f2a6183af.jpg
Thanh niên rao bán rùa răng ở đường phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vào tháng 7/2024. (Ảnh: Phú Khánh).

Như vậy, hành vi bán rong rùa sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật nếu không đảm bảo tất cả các điều kiện sau: có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của cá thể rùa (bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm nơi mua rùa); có giấy chứng nhận kiểm dịch trong trường hợp động vật hoang dã không có nguồn gốc tại địa phương đang thực hiện hoạt động buôn bán; có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp) và được phép xuất hóa đơn hợp lệ theo quy định; có sổ theo dõi hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 Nghị định 06/2019/NĐ-CP và cập nhật sổ này theo đúng quy định của pháp luật.

Khi phát sinh giao dịch bán rùa, người bán cũng phải thực hiện lập, xin xác nhận bảng kê lâm sản để chuyển giao quyền sở hữu rùa cho người mua theo quy định và xuất hóa đơn bán hàng.

z5835526643475_cd4bdf15ddef8c8dc6c24465704ee2f7.jpg
Cá thể rùa răng được bán rong trên vỉa hè đường Hà Huy Tập (phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) vào trưa ngày 16/9.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó Giám đốc ENV, một trong những lí do khiến hoạt động bán rong rùa vẫn đang diễn ra tại nhiều đô thị là do tính chất cơ động của các đối tượng khiến công tác xử lý của lực lượng chức năng gặp những khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, việc chưa kiên quyết xử lý khi phát hiện vi phạm cũng khiến các đối tượng ngang nhiên coi thường pháp luật. Để giải quyết dứt điểm hiện trạng này, cần sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các cơ quan, ban ngành trên địa bàn, cần áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật hiện hành và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.
Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.