“Coi trời bằng vung”!

(Baohatinh.vn) - Không chấp hành quy định sản xuất của nông trường, phớt lờ quyết định thuyên chuyển của Tổng Giám đốc công ty, dây dưa ở lại đơn vị cũ, cả “cha” và “con” doanh nghiệp dường như bất lực... “đứng nhìn”. Chuyện xẩy ra ở Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh.

Thực hiện chủ trương của cấp trên, từ tháng 3/2017, lãnh đạo Nông trường Hàm Nghi (thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh, đóng tại địa bàn Hương Khê) tiến hành phân loại vườn cây cao su, cho công nhân bốc thăm nhận các vườn cây để tổ chức cạo mủ theo hình thức “cuốn chiếu” nhằm đảm bảo thuận lợi hơn trong công tác quản lý quy trình kỹ thuật, quản lý sản phẩm. Sau khi công nhân đã nhận vườn, nông trường tiến hành cho phát dọn thực bì và triển khai các công việc trên vườn cây để chuẩn bị cạo mủ.

coi troi bang vung

Giám đốc Nông trường Hàm Nghi (trái), đội trưởng Đội 1, Trịnh Xuân Thông (giữa) tại buổi làm việc với phóng viên.

Trong khi những người khác chấp hành chủ trương của nông trường một cách nghiêm túc, thì công nhân Lê Hữu Giang (A) thuộc đội 1 vẫn không đi làm, không thực hiện các công việc mà đơn vị triển khai. “Hơn 1 tháng, khi mọi công nhân đã thực hiện các công việc trên vườn cây, anh Giang vẫn không chấp hành. Việc này làm ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch chung của đơn vị. Chúng tôi đã trao đổi với anh Giang, song anh Giang vẫn không chấp hành mà có thái độ thách thức” - Giám đốc Nông trường Hàm Nghi Nguyễn Trần Thành bức xúc.

Trước thái độ bất hợp tác của Lê Hữu Giang, lo sợ ảnh hưởng đến kết quả công việc của đơn vị, lãnh đạo Đội 1 đã làm đơn… trả Giang cho nông trường. “Hết bài” với Giang, cực chẳng đã, lãnh đạo nông trường làm đơn “trả” Giang cho… công ty!

Sau khi xem xét, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã điều chuyển Lê Hữu Giang về công tác tại Nhà máy Gạch tuynel Phúc Đồng (xã Phúc Đồng, Hương Khê). Nhưng Giang vẫn không chấp hành mà quay sang… triển khai các công việc trên vườn cây trước sự bất lực của Nông trường Hàm Nghi.

Ngày 10/5, trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng Tổ chức, Lao động, Tiền lương của Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh, Hoàng Duy Viết, cho biết: “Ít hôm nữa, nếu anh Lê Hữu Giang không chấp hành quyết định điều chuyển về công tác tại Nhà máy Gạch tuynel Phúc Đồng thì chúng tôi sẽ xử lý theo quy định”.

Tuy nhiên, ngày 22/5, Giám đốc Nông trường Hàm Nghi cho biết: Hiện tại, Lê Hữu Giang vẫn không chấp hành quyết định thuyên chuyển công tác của Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh. Anh ta vẫn “dây dưa” tại đội sản xuất, cà khịa, dọa dẫm, bảo mọi người rằng, sẽ đi làm việc nơi khác để “xử lý” những người liên quan, khiến mọi người hết sức bức xúc. Trước đó, sáng 21/5, lãnh đạo nông trường đã một lần nữa báo cáo sự việc lên công ty đề nghị có biện pháp xử lý dứt điểm.

3-4 năm trở lại đây, giá cao su liên tục giảm khiến đời sống của công nhân ngành cao su nói chung, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh nói riêng hết sức vất vả. Đó cũng chính là một trong những nguyên cớ để có những công nhân không muốn gắn bó với đơn vị cũ, “thích thì làm, không thích thì nghỉ”.

Tuy nhiên, điều đáng nói là với việc để một công nhân vô kỷ luật, không chấp hành kế hoạch triển khai công việc của nông trường, phớt lờ sự phân công công tác của lãnh đạo công ty trong một thời gian dài là khó có thể chấp nhận. Đặc biệt, đối với một người mà trước đây đã từng vi phạm kỷ luật, viết đơn xin được ở lại đơn vị làm việc như Lê Hữu Giang.

Đọc thêm

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.