Công ty bảo mật Mỹ chứng minh có thể "hack" máy bỏ phiếu

Ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 8/11, trang công nghệ PC World đã đưa tin về một đoạn video do công ty an ninh mạng Cylance thực hiện để chứng minh khả năng tin tặc đột nhập (hack) máy bỏ phiếu điện tử, làm thay đổi kết quả bầu cử chỉ với một thẻ nhớ có giá 25 USD.

cong ty bao mat my chung minh co the hack may bo phieu

Màn hình máy bỏ phiếu điện tử Sequoia (Ảnh: PC World)

Một ngày trước khi cuộc bầu cử diễn ra hôm 8/11 trên toàn nước Mỹ với chiến thắng bất ngờ của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, trang PC World đã đăng tải một đoạn video do Cylance, một công ty an ninh mạng, thực hiện để chứng minh khả năng đột nhập (hack) máy bỏ phiếu điện tử Sequoia AVC Edge Mk1 và làm thay đổi kết quả bầu cử.

Theo đó, các chuyên gia nghiên cứu bảo mật của Cylance đã hack thành công máy bỏ phiếu điện tử vốn được sử dụng tại 13 bang của Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, trong đó có nhiều bang tranh chấp quan trọng giữ vai trò quyết định thắng bại của các ứng viên. Do máy bỏ phiếu điện tử sử dụng thẻ PCMCIA bên trong để lưu trữ thông tin nên Cylance đã hack bằng cách thay thế thẻ nhớ có giá 25 USD này để thay đổi tên ứng viên tổng thống cũng như số phiếu mà họ nhận được.

Như vậy, các tin tặc hoàn toàn có thể lập trình sẵn các thông tin bên trong thẻ nhớ có sẵn, sau đó tìm cách kết nối với máy Sequoia và thực hiện các thao tác hoán đổi kết quả. Tuy nhiên, máy Sequoia không thể bị tác động từ xa mà các tin tặc buộc phải thao tác trực tiếp trên máy để có thể tạo ra sự gian lận.

Sau khi Cylance công bố đoạn video trên, nhiều ý kiến cho rằng thao tác hack của Cylance không có gì mới vì “kiểu hack này đã được chứng minh rộng rãi trên các máy bỏ phiếu hiện đại”, nhưng việc họ công bố vào thời điểm trước ngày diễn ra cuộc tổng tuyển cử là “không đúng lúc”. Tuy nhiên, đại diện của Cylance, ông Ryan Smith, cho biết mục đích của họ là nhằm cảnh báo rằng máy bỏ phiếu điện tử không an toàn tuyệt đối và các cử tri nên thận trọng hơn khi đi bỏ phiếu điện tử nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận. Cylance cũng đặt ra bài toán về việc cần xem xét lại nguy cơ an ninh này để hạn chế tối đa việc sai lệch kết quả bầu cử.

Máy bỏ phiếu điện tử của Mỹ có hình thức giống như một máy rút tiền tự động, trong đó cho phép cử tri bỏ phiếu bằng màn hình cảm ứng với nút bấm hoặc quay số. Trong trường hợp các máy bị hỏng, cử tri Mỹ vẫn có thể bỏ phiếu bằng giấy như bình thường.

Trong những ngày qua, dư luận Mỹ bắt đầu “nóng” lên về việc xem xét lại kết quả của cuộc bỏ phiếu diễn ra cách đây gần 3 tuần sau khi hai ứng viên tổng thống của đảng Xanh và đảng Cải cách gửi đơn khiếu nại, đòi Ủy ban bầu cử bang Wisconsin xem xét lại phiếu bầu tại bang này. Ngoài ra, bà Jill Stein, ứng viên của đảng Xanh, còn kêu gọi quyên góp tiền để yêu cầu kiểm phiếu lại ở 2 bang khác là Michigan và Pennsylvania do có nghi vấn gian lận.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.