Công ty Đăng kiểm Hà Tĩnh khó khăn trước lộ trình cổ phần hóa

“Thu vừa đủ chi” khiến việc đầu tư theo quy định ở Công ty TNHH MTV Đăng kiểm Hà Tĩnh không thể thực hiện được. Bởi vậy, không dưới 3 lần doanh nghiệp (DN) đã bị Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo sẽ “đình chỉ hoạt động”. Nhưng, điều khiến những người trong cuộc lo lắng như “ngồi trên đống lửa” là năm 2014, DN buộc phải cổ phần hóa (CPH) theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Thất bại từ những mô hình thí điểm

Tưởng rằng hoạt động theo mô hình thí điểm công ty TNHH MTV, đăng kiểm xe cơ giới Hà Tĩnh sẽ có nhiều khởi sắc, nhưng không...! “Thực tế cho thấy, 5 DN đang tồn tại ở mô hình này gồm: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đăk Nông và Hà Tĩnh đều trong tình trạng “thu vừa đủ chi” - Giám đốc Công ty Võ Ngọc Sơn cho biết.

Xe ô tô kiểm định ở Công ty TNHH TV Đăng kiểm GTVT Hà Tĩnh
Xe ô tô kiểm định ở Công ty TNHH TV Đăng kiểm GTVT Hà Tĩnh

Gần 3 năm thực hiện mô hình DN, năm 2012 được coi là năm Công ty TNHH MTV Đăng kiểm xe cơ giới Hà Tĩnh có doanh thu cao nhất với xấp xỉ 2,5 tỷ đồng. Nhưng trừ tất cả chi phí, phần lãi cũng chỉ hơn 100 triệu đồng. Trong khi đó, từ 1.200 đầu xe trở lên, theo quy định phải có 2 dây chuyền kiểm định (lượng xe ở Hà Tĩnh là 1.400). Đó là chưa nói đến diện tích 4.622 m2 của DN là quá nhỏ và chưa đạt chuẩn theo quy định. Bởi vậy, “không dưới 3 lần DN nhận được khuyến cáo bằng công văn từ Cục Đăng kiểm Việt Nam với nội dung, nếu cuối năm 2013 không có thêm dây chuyền thứ 2 thì phải chấm dứt hoạt động. Một dây chuyền có giá gần 3 tỷ đồng, DN không biết lấy đâu ra” - ông Sơn băn khoăn.

Nhận rõ những khó khăn của DN, ngày 18/4/2013, UBND tỉnh ra Quyết định số 1031 giao chỉ tiêu kế hoạch cho DN trong năm 2013 cũng có phần “khiêm tốn”: thu trên 3 tỷ đồng, chi trên 2,9 tỷ đồng.

Bất cập khi cổ phần hóa

Lộ trình của Thủ tướng Chính phủ vạch ra là đến năm 2020, các DN nhà nước phải hoàn tất việc CPH. Tuy nhiên, ngoài thiếu kinh phí đầu tư như đã phân tích ở trên thì nan giải nhất đối với đơn vị hoạt động công ích có thu lại ở khâu cán bộ. Để có chứng chỉ kiểm định viên, người được tuyển dụng phải mất 5 năm học đại học và 3 năm làm việc thực tiễn.

Các chủ phương tiện đóng phí bảo trì đường bộ tại Công ty TNHH MTV Đăng kiểm Hà Tĩnh. Ảnh: Vũ viễn
Các chủ phương tiện đóng phí bảo trì đường bộ tại Công ty TNHH MTV Đăng kiểm Hà Tĩnh. Ảnh: Vũ viễn

Thực tế cho thấy, trong số 9 DN đã CPH trên toàn quốc (trong đó có những địa phương lượng xe dồi dào như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) thì có đến 6 DN bị buộc dừng hoạt động mà nguyên nhân không ngoài việc thiếu cán bộ kiểm định. 3 DN còn lại tồn tại một cách “lắt lay” và chỉ với 1 dây chuyền kiểm định.

Đề án xây dựng Trung tâm Đăng kiểm trên khuôn viên rộng tại xã Thạch Đài (Thạch Hà) đã được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 6/2011, nhưng cho đến nay, mọi việc mới chỉ dừng lại ở... đền bù đất. Số tiền 46 tỷ đồng phục vụ cho việc xây dựng chưa biết lấy từ đâu? Về chủ trương, tỉnh đồng ý cho DN “tự xử lý” phần diện tích cũ để lấy nguồn đầu tư. Nhưng hiện nay, thị trường bất động sản đang bị đóng băng; hơn nữa nếu bán được thì trong quá trình xây dựng, mọi hoạt động của DN cũng phải dừng lại chờ cơ sở mới… hoàn thành.

Từ đầu năm đến nay, Bộ GTVT thực hiện việc thu phí đường bộ. Đó là một tín hiệu tốt lành đối với các địa phương, nhất là với một tỉnh nghèo như Hà Tĩnh. Theo quy định thì Bộ GTVT thu 65%, tỉnh thu 35%. “Với lượng xe ở Hà Tĩnh đang lưu hành, tỉnh sẽ có khoảng 14 tỷ đồng/năm. Nếu cho chúng tôi ứng trước 5-7 tỷ đồng để vừa xây dựng cơ sở mới lại không ảnh hưởng đến hoạt động của DN thì đó là một giải pháp tối ưu” - ông Sơn đề xuất.

Đọc thêm

Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Sáng mùng 4 Tết, cảng Vũng Áng đã đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng bốc xếp hàng hóa, mang theo hy vọng về sự khởi đầu thuận lợi của hoạt động vận tải biển Hà Tĩnh.
Vũng Áng vươn mình

Vũng Áng vươn mình

Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.