(Baohatinh.vn) - Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Hà Tĩnh tháng 2/2025 đạt khoảng 160,5 triệu USD, tăng 39,8% so với tháng trước, trong đó xuất khẩu thép và phôi thép tăng hơn 47%.
Tháng 2/2025, kim ngạch xuất khẩu của Hà Tĩnh đạt khoảng 160,5 triệu USD, tăng 39,8% so với tháng trước.
Trong tháng 2/2025, hoạt động xuất nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc hơn khi giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng khá so với tháng trước. Theo số liệu từ Sở Công thương, tháng 2/2025, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt khoảng 160,5 triệu USD, tăng 39,8% so với tháng trước.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng như: thép và phôi thép đạt 137,95 triệu USD, tăng 47,1%; xơ, sợi dệt các loại đạt 1 triệu USD, tăng 56,3%; dăm gỗ đạt 8 triệu USD, tăng 6,8% và hàng may mặc đạt 3,2 triệu USD, tăng 2,3%. Riêng mặt hàng chè giảm gần 29%.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu còn giảm khá sâu (xuất khẩu tháng 2 giảm gần 35% so với cùng kỳ năm 2024).Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu toàn tỉnh đạt khoảng 275,28 triệu USD, giảm 38,94% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do mặt hàng thép của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh chịu sự tác động của chính sách bảo hộ ngành thép của một số nước trên thế giới, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt tháng 2/2025 tăng 56,3% so với tháng 1.
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2/2025 cũng giảm đến 27,5% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 547,98 triệu USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm so với năm trước là do việc hạn chế từ thị trường xuất khẩu nên nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất của Formosa cũng bị giảm tương ứng.
Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu thời gian tới sẽ tiếp tục khó khăn khi thị trường tiêu thụ thép vẫn còn thiếu ổn định. Do vậy, cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa các mặt hàng ngoài thép để tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn, thực hiện mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD trong năm 2025.
Chiều 21/5, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ, tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn KKT Vũng Áng và làm việc với BQL Khu kinh tế tỉnh, nhà đầu tư.
Tập đoàn Đèo Cả vừa kiến nghị Chính phủ cho phép đầu tư mở rộng các đoạn cao tốc Bắc Nam từ 4 làn xe lên 6 làn xe theo quy hoạch, bằng phương thức đối tác công - tư (PPP).
Tại phần mặt bằng dự án đường Hàm Nghi kéo dài được bàn giao, nhà thầu đã triển khai thảm bê tông nhựa mặt đường. Khi hoàn thành, tuyến đường là trục giao thông kết nối TP Hà Tĩnh với cao tốc Bắc - Nam.
Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Các vị trí hư hỏng nặng trên tuyến đường ven biển Hà Tĩnh qua xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh) đang bắt đầu được thi công sửa chữa.
Mực nước hồ chứa xuống thấp là thách thức với các nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh trong mùa nắng nóng. Linh động ứng phó, các đơn vị đang ưu tiên phát điện vào các khung giờ cao điểm.
Công tác giải phóng mặt bằng được các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện quyết liệt để bàn giao mặt bằng cho các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Chủ động, linh hoạt khắc phục khó khăn về thị trường, chi phí sản xuất, tỷ giá USD gia tăng…, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đang nỗ lực để sớm hoàn thành mục tiêu trong quý II/2025.
Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn (nước Cộng hòa DCND Lào) bày tỏ sự ấn tượng trước quy mô và sự phát triển năng động của các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, logistics.
Giá điện tăng 4,8% đã tạo thêm sức ép với khách hàng sử dụng điện. Trong bối cảnh chi phí sản xuất bị “đội lên”, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động thích ứng, “kích hoạt” các giải pháp tiết kiệm điện.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng về cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung liên quan.
Các dự án điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà trên địa bàn góp phần giảm quá tải lưới mùa nắng nóng khi bán cho EVN gần 14% sản lượng điện tỉnh Hà Tĩnh tiêu thụ trong một năm.
Hoạt động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện mới chính thức được áp dụng. Theo đó, mỗi hộ dân tại Hà Tĩnh sẽ chi trả thêm tiền điện hằng tháng với mức tăng tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng.
Thay vì nộp thuế khoán, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ở Hà Tĩnh phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1/6/2025.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tiếp nhận công trình điện tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao chất lượng điện năng.
Nguồn kinh phí Hà Tĩnh phân bổ thực hiện khuyến công địa phương năm 2025 là 1,8 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, phát triển.
Hà Tĩnh đang tập trung phát huy nội lực, mở rộng kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt. Trên tinh thần đó, một số chuyên gia đã gợi mở những giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Với số thu nội địa 4 tháng đầu năm 2025 đạt 4.100 tỷ đồng (bằng 47% dự toán được giao, tăng 24% so với cùng kỳ), Hà Tĩnh đang hướng đến mục tiêu vượt kế hoạch năm.
Trên tuyến cao tốc Bãi Vọt – Vũng Áng ở Hà Tĩnh vừa được đưa vào khai thác, có khá nhiều vị trí bên phải tuyến theo chiều di chuyển Bắc - Nam được lắp đặt tường chống ồn.
Những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các kỹ sư, người lao động Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh) vẫn nỗ lực bám sát các quy trình, vận hành an toàn, ổn định 2 tổ máy phát điện tổng công suất 1.200 MW.
Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Trước thời hạn thông tuyến không còn nhiều, các nhà thầu đảm nhận thi công cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực thi công xuyên dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5, lưu lượng di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh gia tăng nhanh nhưng tình hình giao thông vẫn thông suốt, người dân đi lại thuận lợi.