(Baohatinh.vn) - Người dân thôn 2, xã Đức Thanh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương cũng như ngành điện Đức Thọ về tình trạng mất an toàn lưới điện trên địa bàn. Thế nhưng, nhiều tháng qua, ngành điện vẫn chưa có động thái gì.
Cột điện “hiên ngang” giữa đường
Hệ thống đường điện chạy dọc thôn 2 (Đức Thanh) có nhiều cột bị gãy, đổ. Nhiều đoạn, dây điện sà xuống sát đất, người dân buộc phải dùng nhành cây nâng dây lên tạm thời để an toàn cho người và gia súc. Thậm chí, một số cột điện hiện “chình ình” giữa lòng đường, rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Cột điện bị gãy cũng làm cho hệ thống đèn chiếu sáng dọc đường của các hộ dân không thể sử dụng.
“Trong các cuộc họp thôn, người dân đã phản ánh rất nhiều. Lãnh đạo thôn cũng nhiều lần phản ánh sự việc với cán bộ điện lực nhưng không được giải quyết” - ông Đoàn Đạt - Trưởng thôn cho biết. Ông Trần Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Đức Thanh cho hay: “Xã báo cáo sự việc thì ngành điện Đức Thọ trả lời là phải chờ dự án. Còn nay, muốn di dời đường điện, xã phải tự bỏ kinh phí. Xã thì không thể làm được vì không biết lấy kinh phí từ đâu”.
Để tránh tình trạng người và trâu bò quàng phải dây điện, người dân phải dùng cọc chống lên tạm bợ
Cột điện bị gãy, công tơ điện phải “bám” vào bờ rào các hộ dân
Nguyên tắc quan trọng nhất của mọi hoạt động SXKD, bao gồm kinh doanh điện là phải đảm bảo an toàn tính mạng cho con người. Lẽ nào chỉ vì “chờ dự án” hay “thiếu kinh phí” mà để người dân phải sống trong phấp phỏng lo âu trước nguy cơ mất an toàn về điện?!
Đoạn đường trục xã qua thôn Tùng Sơn, xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang xuống cấp nghiêm trọng nên người dân mong được ưu tiên kinh phí để nâng cấp, mở rộng kiên cố.
Sau nhiều năm đợi chờ, tuyến đường Cao Thắng (thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng trong niềm vui của hàng trăm hộ dân địa phương.
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt, ăn uống ở đập Đá Hàn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ô nhiễm khiến người dân bất an, gây khó khăn cho nhà máy nước sạch nên cần sớm khắc phục dứt điểm.
Do thiếu kinh phí đầu tư nâng cấp, Trạm bơm thôn Đồi Cao, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn lao động, khó phát huy hiệu quả tưới tiêu.
Lưu lượng phương tiện qua lại lớn nhưng hiện nay, nút giao giữa QL1 với tuyến đường trục xã Quang Hòa (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn chưa được trang bị đầy đủ hệ thống ATGT, khiến người dân bất an.
Gần đây, tình trạng người dân dừng xe câu cá trên cầu Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tái diễn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người câu và các phương tiện tham gia giao thông.
Dọc theo tuyến quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nhiều cụm đèn giao thông cảnh báo đi chậm không hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Đoạn đê đất ngăn mặn ở xã Kỳ Ninh, TX. Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an và nguy hiểm cho người dân, cần sớm được đầu tư nâng cấp.
Người dân thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bức xúc vì chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ sở chế biến gỗ băm dăm của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Hoài Luyến.
Khoảng 50m mặt bằng chưa thể giải toả trên tuyến đường gom chân đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã trở thành "điểm nghẽn" về giải phóng mặt bằng, làm đứt quãng tiến độ dự án.
Tình trạng dừng, đỗ xe trái quy định tái diễn tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngã ba Voi nằm trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) chưa có hệ thống đèn chiếu sáng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông vào ban đêm.
Việc hạ tầng của chợ Huyện đang còn dở dang khiến xã Bình An (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) gặp khó khăn để hoàn thành tiêu chí số 7 trong hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Những trụ sở làm việc cũ bị bỏ hoang trong thời gian khá lâu ở thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị mà còn lãng phí tài nguyên.
Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.