Cựu thanh niên xung phong giàu lòng nhân ái

(Baohatinh.vn) - Chiến tranh đã lùi xa, nhiều người phụ nữ đã hy sinh tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giữa thời bình lại vượt qua nỗi cô đơn và dành tình yêu thương cho những người kém may mắn. Bà Lê Thị Thúy - nữ cựu TNXP ở thôn Phù Mỹ, xã Thạch Mỹ (Lộc Hà - Hà Tĩnh) là người như vậy.

cuu thanh nien xung phong giau long nhan ai

Chị Thúy cùng 2 người con nuôi

Năm 1972, bà Lê Thị Thúy lên đường gia nhập tổng đội TNXP. Sau thời gian huấn luyện, chị được điều động vào phục vụ chiến trường Quảng Trị - một trong những vùng chiến địa khốc liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Trong 2 năm ở chiến trường, nữ TNXP Lê Thị Thúy đã đặt chân đến hầu hết các tuyến lửa ở tỉnh Quảng Trị như: Dốc Miếu, Cồn Tiên, đường 9 Nam Lào, Cửa khẩu Lao Bảo… Công việc hàng ngày của bà là cùng đồng đội san lấp mặt đường và chuyển tải đạn dược giúp bộ đội chiến đấu.

Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam thân yêu”, bà Thúy và đồng đội đã không quản gian nguy, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong một lần bám đường làm nhiệm vụ, bà Thúy bị thương và phải về tuyến sau điều trị.

Đất nước thống nhất, bà Thúy được đi học nghề và nhận công tác tại Công ty Thương nghiệp TP Vinh; sau đó, chuyển về Công ty Thương nghiệp TX Hà Tĩnh. Dù làm việc ở môi trường nào, bà Thúy đều phát huy bản chất của người lính, không quản ngại khó khăn, luôn gương mẫu hoàn thành tốt nhiệm vụ; được bạn bè, đồng nghiệp tin tưởng, quý mến.

Năm 2000, vì lí do sức khỏe, bà Thúy về nghỉ chế độ tại thôn Phù Mỹ, xã Thạch Mỹ với chứng nhận thương tật loại 4/4. Tuổi xuân qua đi ở chiến trường, về với quê hương, bà không thể tìm được cho mình một người bạn đời như bao người khác. Trong căn nhà nhỏ, tạm bợ, một mình bà đã thay anh chị em báo hiếu, chăm sóc cha mẹ chu đáo. Sau khi bố mẹ tạ thế, bà được bạn bè động viên nhận nuôi một bé trai để nhờ cậy lúc tuổi già. Với đồng lương hưu ít ỏi, 2 mẹ con đắp đổi qua ngày.

Năm 2012, bà nhận được thư của một người bạn cầu cứu vì có đứa con gái trót dại sinh một bé trai. Trước cảnh nghèo túng của mẹ con người bạn, chị Thúy không đành lòng, nên chị bế đứa trẻ về nuôi. Để có đủ cái ăn, cái mặc cho 2 con, bà đã làm đủ mọi việc. Ngoài số tiền lương hưu và trợ cấp thương tật, bà Thúy nhận làm thêm mấy sào ruộng và hoa màu. Khó khăn, vất vả chồng chất, nhưng bà luôn lạc quan, yêu đời; bởi bên bà, hai đứa con càng lớn, càng giỏi giang, ngoan ngoãn.

Không chỉ giàu lòng nhân ái, bà Lê Thị Thúy còn tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà cấp ủy, chính quyền, thôn xóm giao phó. Trong cuộc sống đời thường, bà luôn sống chan hòa, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn, xứng đáng với niềm tin của mọi người về những cựu TNXP trên mặt trận mới.

Đọc thêm

Bất an với những tiệm thuốc tây... không phép

Bất an với những tiệm thuốc tây... không phép

Theo quy định, buôn bán thuốc chữa bệnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh doanh thuốc tây ở Hà Tĩnh lại không giấy phép, không bán thuốc theo đơn...
Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.