Đa dạng hóa mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững ở huyện Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Với sự vào cuộc tích cực của các địa phương, chương trình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang từng bước phát huy hiệu quả.

Đa dạng hóa mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững ở huyện Kỳ Anh

Bà Phạm Thị Thái (thứ hai, trái sang) phấn khởi trong ngôi nhà khang trang vừa mới xây

Năm nay, bà Phạm Thị Thái ở thôn Sơn Trung 2, xã Kỳ Sơn đón nhận niềm vui “kép” khi căn nhà cũ nát, xập xệ được thay thế bằng ngôi nhà cấp 4 khang trang, giá trị trên 100 triệu đồng (trong đó có 70 triệu đồng được hỗ trợ theo Quyết định 22 của tỉnh); đồng thời được hỗ trợ một con bò sinh sản, trị giá 10 triệu đồng từ nguồn cự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là chương trình giảm nghèo bền vững).

Bà Thái phấn khởi bộc bạch: “Đã hàng chục năm nay sống đơn thân nuôi 2 người con, ở trong ngôi nhà tạm bợ, kinh tế hết sức khó khăn bởi không có nguồn thu nào đáng kể. Nay có nhà mới khang trang, có vật nuôi để tạo sinh kế bền vững, mẹ con rất biết ơn sự giúp đỡ chân thành của bà con xóm làng, sự hỗ trợ quý báu của Nhà nước, chúng tôi sẽ cố gắng tự lực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo”.

Đa dạng hóa mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững ở huyện Kỳ Anh

Bà Phạm Thị Thái chăm sóc con bò giống vừa được hỗ trợ

Được biết, từ năm 2022 đến nay, toàn xã Kỳ Sơn được hỗ trợ 30 mô hình nuôi gà, 5 mô hình nuôi ong và 2 mô hình nuôi bò với tổng giá trị gần 200 triệu đồng từ chương trình giảm nghèo bền vững. Các mô hình bước đầu được đánh giá là phát huy tốt hiệu quả.

Ông Nguyễn Anh Ngọc - Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn cho biết: “Là một xã nghèo vùng thượng, hộ nghèo và cận nghèo nhiều, chương trình giảm nghèo bền vững thực sự là “cứu cánh” và là nền tảng trong công tác giảm nghèo, xây dựng NTM của địa phương. Hy vọng chương trình này sẽ tiếp tục được duy trì, phát triển, để người dân các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn tiếp cận và có điều kiện vươn lên thoát nghèo”.

Đa dạng hóa mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững ở huyện Kỳ Anh

Chị Nguyễn Thị Biển ở thôn Tiến Thượng, xã Kỳ Thượng được hỗ trợ 80 con gà giống

Tại xã Kỳ Thượng, từ năm 2021 đến nay chương trình giảm nghèo bền vững đã hỗ trợ người dân địa phương thực hiện 35 mô hình sinh kế gồm gà và bò với tổng số tiền 172,5 triệu đồng.

"Điều đáng phấn khởi là cùng với nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia, công tác giảm nghèo ở địa phương ngày càng mang tính xã hội hoá cao, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân, tổ chức đoàn thể, xã hội tham gia với sự đóng góp tích cực về công sức, tiền của cho người nghèo, hộ nghèo thông qua các cuộc vận động ngày vì người nghèo, Quỹ Vì người nghèo...", Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng - Bùi Xuân Tiến, cho hay.

Đa dạng hóa mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững ở huyện Kỳ Anh

Hộ gia đình bà Trần Thị Nghị, ở thôn Mỹ Thuận (Kỳ Thượng), có chồng bị mù, hoàn cảnh khó khăn, được hỗ trợ 80 con gà

Được biết, trong phạm vi thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, từ năm 2021 đến nay, huyện Kỳ Anh đã tập trung chỉ đạo triển khai các dự án, tiểu dự án như: Đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi gà tại các xã Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Tây, Lâm Hợp, Kỳ Phong, Kỳ Giang, Kỳ Trung với số tiền 955 triệu đồng.

Tham gia chương trình giảm nghèo, tính liên kết cộng đồng tại các địa phương ngày càng chặt chẽ, thông qua các cuộc vận động, các chương trình của các tổ chức đoàn thể về hỗ trợ con giống, tư vấn kỹ thuật, cho vay vốn, giúp nhau cải tạo nhà ở...

Đa dạng hóa mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững ở huyện Kỳ Anh

Các hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế luôn được lãnh đạo và các tổ chức, đoàn thể địa phương đến chia sẻ, động viên và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình phát triển mô hình.

Các hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng mô hình hỗ trợ sinh kế, được tập huấn, trang bị kỹ năng, hầu hết đã có động lực vươn lên để thoát nghèo. Nhiều hộ đã có khát vọng bứt phá, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn trở thành hạt nhân trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Hiệu quả từ việc hỗ trợ sinh kế đã góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững ở Kỳ Anh, từ đó tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể. Nếu như cuối năm 2021 toàn huyện có 2.189 hộ nghèo, tỷ lệ 6,11% (chuẩn nghèo mới), thì đến cuối năm 2022 còn 1.825 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 5,08%. Tỷ lệ hộ cận nghèo cũng giảm từ 5,07% xuống còn 4,76%.

Đa dạng hóa mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững ở huyện Kỳ Anh

Cán bộ Ngân hàng CSXH luôn đồng hành, hỗ trợ về vốn và tư vấn các thủ tục vay vốn phát triển sản xuất.

Ông Võ Tá Cương - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh chia sẻ: "Với ý nghĩa nhân văn và hiệu quả thiết thực, chương trình giảm nghèo bền vững được thực hiện trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và người dân. Trong đó, đa dạng hóa sinh kế để giảm nghèo bền vững được coi là giải pháp trụ cột để thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Kỳ Anh cũng đã tạo được sự yên tâm cho các nhà tài trợ, tiếp tục đồng hành để làm đổi thay một cách bền vững cuộc sống của người dân và diện mạo của các vùng quê nghèo".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.